Thế giới đang dồn nhiều sự quan tâm tới vòng đàm phán hạt nhân giữa nhóm P5+1 với Iran tại Vienna, Áo, vào ngày mai (6/4), với hy vọng có thể “hồi sinh thỏa thuận thế kỷ” được ký vào năm 2015. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán này được dự báo sẽ diễn ra không hề dễ dàng, nếu cả Mỹ và Iran không đưa ra những “nhượng bộ lớn” .
Theo kế hoạch, trong tuần này, đại diện các nước tham gia thỏa thuận hạt nhân Iran họp trực tiếp tại thủ đô Vienna (Áo), thảo luận về thỏa thuận hạt nhân mang tên" Kế hoạch Hành động chung toàn diện" (JCPOA). Cuộc gặp được đánh giá là nỗ lực nghiêm túc đầu tiên nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran, sau gần 3 năm Mỹ rút khỏi thỏa thuận này và trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Joe Biden nhậm chức hồi tháng 1 vừa qua. Trước đó, cuối tuần qua, các quan chức châu Âu và Iran cũng đã có cuộc họp trực tuyến thảo luận về khả năng Mỹ quay trở lại với thỏa thuận và cách thức đảm bảo tất cả các bên thực thi đầy đủ và hiệu quả văn kiện này. Trong một tuyên bố mới đây, người phát ngôn BNG Mỹ Ned Price cho biết, Mỹ đã nhất trí với các nước còn lại trong Nhóm P5+1 (gồm Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc, Mỹ cùng Đức) xác định các vấn đề liên quan đến việc quay trở lại thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015. . Liệu cuộc gặp dự kiến diễn ra ngày mai (06/04), tại Vienna, Áo có tạo cơ hội hồi sinh thỏa thuận hạt nhân Iran?
Sau 5 năm đàm phán, Iran và Trung Quốc đạt được thỏa thuận được đánh giá là lịch sử, mở ra giai đoạn hợp tác mới nhiều triển vọng cho cả hai bên. Không chỉ tăng cường hợp tác về mọi mặt, thỏa thuận này còn tạo đà để hai nước liên minh cùng ứng phó với Mỹ và phương Tây. Để biết rõ về động thái mới nhất, Đại sứ Nguyễn Quang Khai - người có nhiều năm công tác tại khu vực Trung Đông phân tích vấn đề này.
Quy hoạch đô thị - tầm nhìn và tính khả thi.- Hỏi đáp về Bầu cử.- Mục tiêu chiến lược của Trung Quốc và Iran khi ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện kéo dài 25 năm.
- Hội nghị hiệp thương lần 2 do Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam tổ chức, thông qua danh sách 205 người ở Trung ương ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa 15.- Vải thiều Lục Ngạn vừa được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản.- Lần đầu tiên sau hơn 30 năm, Liên minh châu Âu có thể sẽ trừng phạt các quan chức và tổ chức của Trung Quốc.- Iran công bố kết quả điều tra vụ bắn nhầm máy bay chở khách Ucraina năm ngoái khiến toàn bộ 176 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng.
“Dỡ bỏ hay không các lệnh trừng phạt chống Iran”, đây là một trong những thách thức lớn nhất mà Tổng thống Mỹ Joe Biden phải đối mặt chỉ hơn 1 tháng sau khi nhậm chức. Quyết định sẽ đánh dấu “sự trở lại ngoạn mục” của nước Mỹ hay chỉ cho thấy “một nước Mỹ thất bại” như cách nói của người tiền nhiệm Donald Trump. Hàng chục tổ chức phi chính phủ tại Mỹ hôm qua đã ký tên vào một bức thư chung yêu cầu Ông chủ thứ 46 của Nhà trắng nhanh chóng đưa Mỹ trở lại thỏa thuận hạt nhân năm 2015.
Những động thái tích cực trong vấn đề hạt nhân Iran vừa nhen nhóm đã vội vụt tắt. Không lâu sau khi Iran và Cơ quan năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đạt được một giải pháp tạm thời kéo dài 3 tháng, nhằm cho phép cơ quan này thanh sát hạt nhân tại nước Cộng hòa hồi giáo, Iran tuyên bố đã tạm dừng thực thi Nghị định thư Bổ sung đối với Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân. Cùng với tuyên bố đó, Iran cũng bắt đầu hạn chế các cuộc thanh sát của Cơ quan Năng lượng quốc tế, đối với các cơ sở hạt nhân của nước này, dựa theo đạo luật “Kế hoạch hành động chiến lược chống trừng phạt” đã được Quốc hội Iran thông qua hồi tháng 12/2020. Đạo luật được kích hoạt trong trường hợp Mỹ không gỡ bỏ trừng phạt đối với Iran. Về phần mình, Mỹ vẫn duy trì quan điểm cứng rắn là giữ nguyên các lệnh trừng phạt cho tới khi Iran tuân thủ mọi cam kết. Những động thái này đang khiến việc duy trì thỏa thuận hạt nhân Iran đứng trước những nguy cơ khó lường. Để phân tích rõ hơn về nội dung này, BTV Thanh Huyền có cuộc trao đổi với PV Tuấn Nguyễn, thường trú Đài TNVN tại Ai Cập, theo dõi khu vực Trung Đông:
Cơ quan năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) vừa đạt được một giải pháp tạm thời kéo dài 3 tháng với Iran, nhằm cho phép cơ quan này tiếp tục công tác thanh sát hạt nhân tại nước Cộng hòa hồi giáo. Thỏa thuận đạt được ngay trước thời hạn chót mà Iran đưa ra là ngày hôm nay – 23/2 để Mỹ dỡ bỏ trừng phạt, nếu không Teheran sẽ ngừng các hoạt động thanh sát hạt nhân. Giải pháp tình thế này đạt được trong bối cảnh cả Iran, Mỹ và các nước châu Âu đang tìm cách cứu vãn thỏa thuận hạt nhân lịch sử hồi năm 2015 vốn đang trên bờ vực sụp đổ. Liệu bước tiến mới nhất có mở ra triển vọng đàm phán nào cho các bên hay chỉ là sự trì hoãn tạm thời? Biên tập viên Đài TNVN và Đại sứ Nguyễn Quang Khai từng có nhiều năm công tác tại khu vực Trung Đông sẽ phân tích cụ thể vấn đề này.
- Chung tay giải cứu nông sản tồn đọng do đại dịch COVID- 19: Những nghĩa cử cao đẹp.- Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế đạt giải pháp tạm thời với Iran: Nỗ lực cứu vãn thỏa thuận hạt nhân lịch sử.- Năm 2021: Các chính sách cần phải đi vào thực chất để phát huy hiệu quả.- Điện Biên: Ít học sinh vắng mặt trong ngày đầu tiên học sinh đi học trở lại sau kỳ nghỉ tết nguyên đán.- Israel đóng cửa toàn bộ bãi biển Địa Trung Hải do sự cố tràn hắc ín.
Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) vừa đạt được “một giải pháp tạm thời” kéo dài 3 tháng với Iran để tiếp tục thực hiện công tác thanh sát hạt nhân ở nước Cộng hòa Hồi giáo. Dù mức độ tiếp cận sẽ không được như trước đây, song quyết định đã tạm thời ngăn được Iran thực hiện vi phạm lớn nhất cho tới nay, có thể đẩy thỏa thuận hạt nhân quốc tế tới bờ vực không thể cứu vãn.
Đang phát
Live