Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát thực địa dự án Nhà máy Luyện kim phi cốc (sản xuất sắt xốp) có quy mô 100.000 tấn/năm tại Khu công nghiệp Thanh Bình của tỉnh Bắc Kạn.- Việt Nam đề xuất nhiều sáng kiến tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao hợp tác Mê Công – Sông Hằng.- Bão số 1 có tên quốc tế là bão Talim tiếp tục mạnh lên, giật cấp 15. Thủ tướng Chính phủ có Công điện chỉ đạo các địa phương, bộ ban ngành tập trung ứng phó với bão số 1 năm nay.- Nguyễn Thị Huyền cùng đồng đội xuất sắc giành tấm Huy chương Vàng cho Việt Nam ở giải vô địch điền kinh châu Á.- Tổng thống Hàn Quốc họp khẩn ứng phó tình hình mưa lũ khiến 35 người chết.- Tổng thống Nga tuyên bố sẽ sử dụng bom chùm nếu bị tấn công.
Ngành công nghiệp thời trang toàn cầu ước tính có giá trị 3 nghìn tỷ đôla, góp 2% GDP thế giới. Tuy nhiên, song hành với sự phát triển đó, ngành dệt may cũng chiếm tới 8 – 10% lượng khí thải CO2 gây hiệu ứng nhà kính trên toàn cầu, cùng hàng trăm triệu tấn rác thải ra môi trường. Đây cũng chính là chủ đề Hội nghị thượng đỉnh thời trang toàn cầu vừa diễn ra tại thủ đô Copenhague, Đan Mạch nhằm thúc đẩy một tương lai bền vững hơn cho ngành công nghiệp thời trang.
Chiều 13/7, Hội nghị thượng đỉnh các quốc gia láng giềng của Sudan tổ chức tại thủ đô Cairo của Ai Cập, đã ra tuyên bố chung kêu gọi lập tức chấm dứt tình trạng xung đột đẫm máu hiện nay tại Sudan.
Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã bế mạc hôm qua (12/7), sau 2 ngày họp. Dù chưa đưa ra lời mời Ukraine gia nhập khối quân sự này, nhưng việc các nước đồng minh NATO công bố một kế hoạch phòng thủ mạnh mẽ nhất của khối này dành cho Ukraine đã đưa quốc gia Đông Âu này tiến một bước gần hơn với NATO.
Hội nghị thượng đỉnh kéo dài 2 ngày của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã kết thúc tại Litva. Tuy nhiên, những tuyên bố được đưa ra tại hội nghị, liên quan đến vấn đề kết nạp Ukraine hay kế hoạch phòng thủ chung của khối vẫn là chủ đề thảo luận của giới nghiên cứu quốc tế. Theo giới quan sát, về mặt biểu tượng, Hội nghị thượng đỉnh NATO lần này, với vai trò kết nối của Mỹ đã đạt được sự đồng thuận trong một số vấn đề quan trọng, chẳng hạn thông qua kế hoạch phòng thủ toàn diện nhất kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh; mỗi thành viên chi tối thiểu 2% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho quốc phòng; hay những quyết sách hỗ trợ lâu dài cho Ukraine. Song, đặt trong bối cảnh kinh tế - an ninh - địa chính trị thế giới có nhiều biến động, các vấn đề quan trọng này vẫn đang tiếp tục thử thách sự đoàn kết của NATO trong thời gian tới.
Hôm nay (11/7), hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) khai mạc tại Litva. Tại hội nghị kéo dài hai ngày này, dự kiến, các nhà lãnh đạo của NATO sẽ tìm cách giải quyết một loạt vấn đề, từ chia rẽ về tư cách thành viên của Ukraine đến vướng mắc trong kết nạp Thụy Điển và các kế hoạch phòng thủ đầu tiên trong nhiều thập niên. Đây là hội nghị thượng đỉnh thứ tư của NATO kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát. Hội nghị thượng đỉnh lần này là thời điểm các lãnh đạo của NATO phải đưa ra các quyết định quan trọng, như quy chế mà liên minh quân sự này sẽ trao cho Ukraine, và việc kết nạp Thuỵ Điển làm thành viên. Với những bất đồng hiện nay trong nội bộ khối, liệu hội nghị thượng đỉnh NATO lần này sẽ tìm được tiếng nói thống nhất để đưa ra các quyết định quan trọng?
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 56 và các hội nghị liên quan chính thức khai mạc hôm nay (11/07) tại Jakarta, Indonesia. Tại chuỗi hoạt động có quy mô lớn nhất hàng năm của các Bộ trưởng Ngoại giao, đại diện các nước ASEAN tập trung thảo luận hàng loạt vấn đề nhằm duy trì ổn định, hòa bình và khả năng phục hồi kinh tế trong khu vực. Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự các hội nghị.
Hôm qua, tại thành phố Leticia, Colombia diễn ra hội nghị cấp cao quy tụ đại diện các quốc gia thuộc lưu vực sông Amazon. Hội nghị nhằm mục tiêu đề ra chiến lược cứu rừng Amazon- “lá phổi xanh của Trái đất”- khu rừng nhiệt đới lớn nhất và đa dạng sinh học nhất thế giới.
Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương NATO sẽ diễn ra trong hai ngày tới (11-12/7) tại thủ đô Vilnius của Litva. Nhiều nước NATO đã gửi quân và vũ khí quân sự tới, giúp nước chủ nhà tăng cường an ninh cho sự kiện quan trọng này. Sức nóng của Hội nghị đang thu hút được sự quan tâm đặc biệt từ quốc tế khi NATO đang đau đầu với “bài toán” Ukraine, việc kết nạp các thành viên mới, hay câu hỏi về sự đoàn kết của khối liên minh quân sự này.
Từ ngày hôm nay – 10/7 đến 14/7, tại thủ đô Jakarta của Indonesia diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 56 (AMM56) và các hội nghị liên quan. Tại chuỗi hoạt động có quy mô lớn nhất hàng năm của các Bộ trưởng Ngoại giao, đại diện các nước ASEAN dự kiến tập trung thảo luận hàng loạt vấn đề nhằm duy trì ổn định, hòa bình và khả năng phục hồi kinh tế trong khu vực. Diễn ra sau Hội nghị cấp cao ASEAN 42 với nhiều kết quả và cam kết quan trọng, trong bối cảnh khu vực và quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, liệu các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN sẽ có những cách tiếp cận nào đáng chú ý với các vấn đề đang nổi lên ở khu vực và toàn cầu? PV Phạm Hà - Thường trú Đài TNVN tại Indonesia - Nước đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN 2023 cập nhật những thông tin mới nhất.
Đang phát
Live