Làm thế nào để Việt Nam in dấu đậm hơn trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu? Làm thế nào để dấu ấn đó không chỉ dừng lại ở khâu đóng gói, hoàn thiện sản phẩm và ứng dụng sản phẩm, mà Việt Nam còn là nơi phát minh, sáng tạo và sản xuất các sản phẩm thuộc hệ sinh thái bán dẫn và được toàn cầu đón nhận? Cơ hội, thách thức nào với cộng đồng startup Việt Nam trong hệ sinh thái bán dẫn toàn cầu? Các vị khách mời góp phần lí giải những nội dung này là ông Nguyễn Tử Quảng – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn công nghệ BKAV và ông Nguyễn Vân – Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội, Giám đốc Học viện hướng nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam
Với sự quan tâm và đẩy mạnh hỗ trợ về cơ chế, chính sách cũng như sự chủ động nắm bắt cơ hội của cộng đồng doanh nghiệp, ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đã có những bước phát triển rõ nét. Tuy nhiên, nguồn nhân lực còn thiếu, chất lượng chưa đồng đều đang là trở ngại lớn của nhiều doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ. Đặc biệt, trong xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng đang mở ra nhiều cơ hội cho ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển, bài toán nguồn nhân lực càng trở nên cấp thiết. Đây là những thông tin được các chuyên gia tập trung thảo luận tại Toạ đàm “Nâng cao chất lượng nhân lực ngành công nghiệp hỗ trợ” do Tạp chí Công Thương thực hiện.
Phần lớn bệnh nhân lao là người nghèo, điều kiện kinh tế khó khăn. Với thời gian điều trị kéo dài từ 6-8 tháng, thậm chí lên tới 2 năm nếu là lao kháng thuốc kéo theo chi phí rất lớn, lên đến hàng trăm triệu đồng. Đây là khó khăn đối với bệnh nhân nghèo, đặc biệt là những bệnh nhân lao không có thẻ BHYT. Điều này cũng đồng nghĩa với muôn vàn khó khăn, thách thức để có thể xóa căn bệnh này khỏi cộng đồng vào năm 2035. Chính vì vậy, cần có chính sách hỗ trợ, đảm bảo 100% bệnh nhân lao có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) giúp giảm thiểu chi phí điều trị, giảm bớt gánh nặng cho gia đình bệnh nhân và xã hội.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có bài phát biểu lên án các vụ tấn công của Hamas hôm thứ Bảy tuần trước. Ông Biden cũng cam kết hỗ trợ Israel tự vệ trước các cuộc tấn công của Hamas.
Thực hiện chủ trương của Đảng về chính sách nhà ở xã hội, nhiều văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách liên quan đến phát triển nhà ở xã hội đã được Quốc hội, Chính phủ và các Bộ ngành, địa phương ban hành. Đến nay, hệ thống pháp luật về nhà ở xã hội về cơ bản tương đối đầy đủ, nhiều sự đổi mới có tính đột phá để thúc đẩy việc phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt là các cơ chế chính sách ưu đãi hỗ trợ cho việc phát triển nhà ở xã hội để giải quyết nhu cầu bức thiết về nhà ở của các đối tượng chính sách xã hội, bao gồm đối tượng là người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị. Vậy nhưng, thực tế triển khai chính sách nhà ở xã hội hiện vẫn còn nhiều vướng mắc, bất cập khiến các doanh nghiệp đầu tư và người dân có thu nhập thấp (đối tượng thụ hưởng) đều khó tiếp cận.
Xác định sự phát triển của doanh nghiệp là yếu tố quan trọng thúc đẩy kinh tế- xã hội địa phương, thời gian qua tỉnh Kon Tum đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm đồng hành gỡ khó và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.
- Kịch bản nào cho điều hành tỷ giá những tháng cuối năm? - Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung: nỗ lực hoàn thành và khởi công các dự án truyền tải điện quan trọng trong năm 2023 - Vĩnh Phúc đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển sản xuất, kinh doanh.
Dù đạt được những kết quả tích cực, song ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, quy mô và năng lực còn nhiều hạn chế, khả năng cạnh tranh của sản phẩm chưa cao... Vấn đề này được đề cập dưới những góc nhìn của các chuyên gia, doanh nghiệp tại Tọa đàm “Tháo gỡ khó khăn, tăng trợ lực cho công nghiệp hỗ trợ” do Tạp chí Công Thương tổ chức.
Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng vừa thông qua Nghị quyết về chính sách hỗ trợ đào tạo văn bằng đại học thứ hai ngành luật đối với cán bộ, công chức, viên chức của thành phố. Theo đó, mỗi học viên được hỗ trợ 50% học phí để hoàn thành khóa học, khoảng 35 triệu đồng.
Ngay sau phiên khai mạc, Diễn đàn kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 đã diễn ra phiên họp chuyên đề “Tăng cường nội lực, khơi thông nguồn lực, hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó”. Các đại biểu kiến nghị chính sách vĩ mô phù hợp đảm bảo hệ thống tài chính. Trong đó ngân hàng nhà nước phải hết sức cẩn trọng về các chính sách tài chính, lãi suất, thị trường liên ngân hàng…Đồng thời tăng cường thực thi chính sách, giải quyết điểm nghẽn đầu tư công, tăng cường các cơ chế tái cơ cấu doanh nghiệp. Điều quan trọng là phải có pháp luật ổn định, nhất quán liên quan đến đầu tư để bảm đảm niềm tin cho doanh nghiệp.
Đang phát
Live