Sau 5 tháng với 3 đợt phát động sáng tác biểu trưng (logo) của Hội tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam đã nhận được 129 tác phẩm của 32 họa sĩ trong cả nước gửi về dự thi. Kết quả, sau 3 vòng tuyển chọn, Hội đồng nghệ thuật đã chọn 5 tác phẩm để trao giải gồm: 1 giải nhất và 4 giải khuyến khích. Đây là thông tin được Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam cho biết tại buổi tổng kết và trao giải cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) của Hội diễn ra sáng nay (3/1) tại Hà Nội. Tin của phóng viên Hà Nam.
Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr hôm nay cho biết nước này sẵn sàng hỗ trợ Nhật Bản khắc phục hậu quả của trận động đất mạnh 7,6 độ xảy ra trong ngày đầu năm mới.
Liên quan đến vụ cháy 339 chiếc xe tại Trường Đại học Hồng Đức, ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết: Từ nguồn xã hội hóa, tỉnh sẽ hỗ trợ sinh viên 70% giá trị của mỗi chiếc xe bị cháy. Thông tin này được đưa ra tại buổi họp báo tình hình kinh tế, xã hội Quý 4 vừa diễn ra.
Hàng nghìn sinh viên sư phạm bị nợ tiền hỗ trợ: Chính sách nhân văn, vì sao vẫn “tắc”?- Cùng gặp gỡ và trò chuyện cùng Tiến sỹ văn hóa, nhà biên kịch Đặng Thiếu Ngân.
Theo Nghị định 116 của Chính phủ, từ năm 2021, sinh viên sư phạm được nhà nước hỗ trợ 100% tiền đóng học phí, cùng 3,63 triệu đồng/tháng chi phí sinh hoạt. Thời gian hỗ trợ được tính theo số tháng thực tế học tập tại trường nhưng không quá 10 tháng/năm học. Kinh phí này từ ngân sách của các địa phương, bộ, ngành, thông qua hình thức đặt hàng với các trường. Số chỉ tiêu tuyển sinh sư phạm hàng năm do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Nghị định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm của Chính phủ đã được triển khai đến năm thứ ba. Tuy nhiên, tình trạng hàng nghìn sinh viên bị nợ tiền hỗ trợ xảy ra đồng loạt ở nhiều trường, nhiều địa phương. Vì sao một chính sách nhân văn, nhằm thu hút sinh viên giỏi vào ngành sư phạm khi triển khai vẫn còn đang “tắc” ở nhiều nơi? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là chuyên gia giáo dục – TS Vũ Thu Hương, Nguyên giảng viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
Diễn ra từ hôm nay 25 đến ngày 27/12 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, thành phố Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023- 2028 với chủ đề "Đoàn kết - Dân chủ - Sáng tạo - Hợp tác - Phát triển" có sự tham gia của gần 1.000 đại biểu, đại diện cho hơn 10 triệu hội viên, nông dân của cả nước thảo luận và thông qua các chỉ tiêu, kế hoạch quan trọng của nhiệm kỳ 5 năm tới. Về dự Đại hội, nhiều ý kiến đại biểu mong muốn ưu tiên nguồn lực hỗ trợ nông dân, phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững.
Thực hiện Chương trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2021-2025 của Chính phủ, đến nay, nhiều mô hình hỗ trợ người bán dâm trở lại với cuộc sống đã được triển khai ở nhiều địa phương. Những mô hình này đã giúp người bán dâm tìm cho mình một cuộc sống mới, đồng thời cũng cho thấy cách làm hết sức ý nghĩa nhân văn của Chương trình. Tại nhiều tỉnh, thành phố, cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đưa nhiệm vụ phòng, chống mại dâm vào Nghị quyết và Kế hoạch, Chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và phối hợp các Sở, ban, ngành, đoàn thể để lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện; thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện và đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong công tác phòng, chống mại dâm. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác phòng, chống mại dâm thông qua huy động nguồn lực từ các tổ chức xã hội, tổ chức dựa vào cộng đồng; các câu lạc bộ, nhóm tự lực, nhóm đồng đẳng tham gia công tác hỗ trợ xã hội, hỗ trợ hòa nhập cộng đồng đối với người bán dâm…Ông Lê Đức Quang, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống tệ nạn xã hội, Bộ Lao động Thương binh xã hội cùng bàn luận câu chuyện này.
Chuyên gia kỳ vọng chính sách hỗ trợ tài khóa mạnh hơn.- Đà Nẵng đặt nền tảng cho đột phá đổi mới mô hình tăng trưởng.
Thông qua Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA), Chính phủ Hàn Quốc tài trợ 6,4 triệu USD cho dự án “Thúc đẩy thị trường đầu tư tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp Việt Nam” giai đoạn 2021-2025 nhằm đóng góp vào mục tiêu quốc gia về giảm cường độ năng lượng bằng cách cải thiện hiệu quả năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp Việt Nam; đảm bảo an ninh năng lượng cho phát triển kinh tế và xã hội; giảm phát thải khí nhà kính để ứng phó với biển đổi khí hậu. Toạ đàm “Thúc đẩy thị trường đầu tư tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp và hỗ trợ thực hiện Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh Việt Nam” do Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch Đầu tư và Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tổ chức ngày 12/12/2023 tại Hà Nội nhằm đánh giá những kết quả đạt được giữa kỳ của dự án. PV Nguyên Long thông tin:
Để chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị các sản phẩm nông nghiệp, cùng với việc tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển nông nghiệp theo các ngành hàng chủ lực, tỉnh Lào Cai còn có nhiều hỗ trợ, chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư vào lĩnh vực chế biến, hình thành chuỗi giá trị sản phẩm.
Đang phát
Live