“Triển lãm Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam-Nhật Bản” lần thứ 10 tại Hà Nội & “Triển lãm công nghệ chế tạo phụ tùng công nghiệp tại Việt Nam” lần thứ 14 đã khai mạc tại Hà Nội do Công ty RX Tradex Việt Nam cùng Tổ chức Thúc đẩy Ngoại thương Nhật Bản (JETRO), VPĐD tại Hà Nội và Cục xúc tiến Thương mại (VIETRADE), Bộ Công Thương tổ chức. Đây là Triển lãm diễn ra hàng năm với mục tiêu thắt chặt mối quan hệ giao thương giữa các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - Nhật Bản, đồng thời thúc đẩy ngành sản xuất, chế tạo phụ tùng công nghiệp tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn. PV Xuân Lan thông tin:
- Phỏng vấn ông Lương Hoàng Thái - Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) về những kết quả đạt được sau 3 năm thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) - Doanh nghiệp nhỏ và vừa cần “nâng tầm” để nắm bắt các chính sách hỗ trợ.
Nâng cao trách nhiệm cán bộ giao dịch của ngân hàng để hỗ trợ người dân phát hiện và ngăn chặn kịp thời các vụ lừa đảo chuyển tiền.- Cuối tháng 8 này, Ủy ban chứng khoán Nhà nước sẽ có cuộc họp với Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế để bàn việc nâng hạng thị trường Việt Nam.
Những tác động kéo dài từ đại dịch Covid-19 cùng bối cảnh quốc tế khó lường suốt thời gian qua đã, đang và được dự báo sẽ còn tiếp tục khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều công ty, doanh nghiệp bị ngưng trệ, kéo theo đó là tình trạng mất việc, thất nghiệp của nhiều lao động. Chính sách bảo hiểm xã hội nói chung, trong đó có bảo hiểm thất nghiệp luôn hữu dụng, đặc biệt trong những giai đoạn thị trường lao động có nhiều biến động như thời gian này. Đáng chú ý, vì không biết hoặc hiểu chưa rõ về chính sách, nhiều lao động đã và đang đánh mất nguồn lợi thiết yếu – luôn được ví như phao cứu sinh khi rơi vào diện thất nghiệp. Ông Tạ Văn Thảo - Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội, Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội sẽ cung cấp thông tin thực tiễn và giải đáp thắc mắc – hỗ trợ quý vị và các bạn hưởng lợi tối ưu từ nguồn an sinh này.
Hơn 52 nghìn học sinh lớp 1 bị xếp loại “chưa hoàn thành”: Lo ngại từ những con số- Bước tiến mới trong nỗ lực cải thiện quan hệ giữa Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ- Những hoạt động thiết thực của Công đoàn tỉnh Quảng Ninh trong việc chăm lo đời sống cho người lao động ở địa phương- Singapore lắp đặt hệ thống cảm ứng cảnh báo thời tiết trên cả nước- Gói hỗ trợ 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội: Cần những giải pháp quyết liệt- Doanh thu đường sắt đạt gần 3.700 tỷ đồng nửa đầu năm- Nâng hạng thị trường chứng khoán, giảm áp lực vốn cho nền kinh tế
- Bài 3, cũng là bài cuối trong loạt phóng sự: “Công nghiệp giảm sâu: Nội lực nào hiện thực hóa mục tiêu Nghị quyết 29-NQ/TW của Trung ương về tiếp tục đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước?”, với nhan đề “Những nút thắt cơ bản cần tháo gỡ”. - Phần còn lại của chương trình là phản ánh của phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam về nội dung: Cần cách làm mới hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó.
Hơn 1.130.000 người có công với cách mạng được hỗ trợ kinh phí khoảng 14.000 tỷ đồng.- Bộ NN và PTNT khuyến cáo các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu vào 3 thị trường lớn truyền thống để giữ vị thế xuất khẩu của ngành thủy sản Việt Nam.- Vương quốc Anh sẽ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường trong các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại.- Đảng Bảo thủ của Thủ tướng Anh Rishi Shunack chịu 2 thất bại nặng nề trong cuộc bầu cử bổ sung.- Thổ Nhĩ Kỳ phát lệnh bắt giữ nhà chính trị Đan Mạch liên quan đến việc đốt kinh Koran.
Thưa quý vị và các bạn! 6 tháng năm 2023 đã đi qua - một chặng đường mà đất nước ta phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức bởi diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường của tình hình thế giới với nhiều yếu tố bất lợi. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm của nước ta tăng 3,72%. Tuy còn thấp nhưng đã cho thấy xu hướng tháng sau cao hơn tháng trước, quý II cao hơn quý I, tạo đà cho các tháng tiếp theo. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm và cả năm nay, đòi hỏi cả cơ quan quản lý, cộng đồng doanh nghiệp và người dân cần thực hiện nhiều giải pháp linh hoạt và hiệu quả. Trong đó, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp là yêu cầu cấp bách. Dòng chảy kinh tế hôm nay, chúng tôi dành toàn bộ thời lượng để phản ánh thực tế khó khăn, vướng mắc chủ yếu mà doanh nghiệp đang gặp phải và những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, để doanh nghiệp vượt qua khó khăn, góp phần hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng trong cả năm 2023.
Nửa đầu năm, cả nước có 113.600 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động, 100.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Số doanh nghiệp rút lui và số doanh nghiệp thành lập mới gần bằng nhau phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh đang khó khăn, cần được hỗ trợ để thúc đẩy tăng trưởng, phát triển. "Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh – Nhìn từ số liệu thống kê 6 tháng đầu năm" là chủ đề Diễn đàn Chủ Nhật, với sự tham gia bàn luận của các khách mời: Tiến sĩ Trần Toàn Thắng – Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ; Ông Nguyễn Kim Hùng – Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME); Chuyên gia kinh tế Trần Quý, tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhằm thắt chặt mối quan hệ giao thương giữa các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - Nhật Bản, đồng thời thúc đẩy ngành sản xuất, chế tạo phụ tùng công nghiệp tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn, sáng 20/6, tại Hà Nội, Tổ chức Thúc đẩy Ngoại thương Nhật Bản (JETRO) và Công ty RX Tradex Việt Nam tổ chức họp báo “Triển lãm Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam-Nhật Bản” lần thứ 10 tại Hà Nội và “Triển lãm công nghệ chế tạo phụ tùng công nghiệp tại Việt Nam” (VME) lần thứ 14.
Đang phát
Live