Gỡ rối dạy học tích hợp trong chương trình giáo dục phổ thông mới.- Thừa Thiên Huế - Giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.- Lắng nghe câu chuyện về Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Lào Khăm Mặn Khum Chăm Thạ - người anh hùng mang hai dòng máu Lào - Việt.
Sáng nay (5/9), các địa phương trên toàn quốc đồng loạt tổ chức Lễ khai giảng năm học 2023-2024 trong không khí tươi vui, phấn khởi. Năm học 2023-2024 được coi là năm bứt phá, hay nói như cách của người đứng đầu ngành giáo dục là năm học bứt tốc trong quá trình đổi mới giáo dục phổ thông – chuẩn bị cho giai đoạn cuối của quá trình triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đây là một năm vừa nhìn lại kết quả 3 năm đã triển khai, trực tiếp triển khai các lớp 4, 8, 11 và chuẩn bị các điều kiện triển khai các lớp cuối cùng. Với những yêu cầu đó, ngành giáo dục đang đứng trước năm học với khối lượng công việc nhiều nhất trong toàn bộ chu trình đổi mới. Yêu cầu đổi mới đi vào chiều sâu, đến từng môn học, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá. Những khó khăn về cơ sở vật chất, đội ngũ cũng sẽ bộc lộ nhiều hơn so với những năm học trước. Do đó đòi hỏi phải dồn lực tập trung cao độ để vượt qua và đạt được mục tiêu đề ra. Một năm học nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức, ngành giáo dục xác định những nhiệm vụ trọng tâm ra sao? Nhân dịp năm học mới, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn chia sẻ câu chuyện này.
Hôm nay, ngày 5/9, hơn 23 triệu học sinh cả nước hân hoan bước vào năm học mới 2023-2024. Một năm học với nhiều kỳ vọng về tinh thần đổi mới giáo dục theo chiều sâu để nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo. Giữa bao nỗi lo thiếu trường, thiếu lớp, thiếu giáo viên và những bất cập, tồn tại chưa thể giải quyết trong ngày một ngày hai, sự nghiệp giáo dục nước nhà đang cần sự chung tay của toàn xã hội để tạo bứt phá cho mục tiêu đổi mới toàn diện. Bình luận của nhà báo Vân Thiêng. Mời quí vị và các bạn cùng nghe.
Bộ Giáo dục Trung Quốc cùng 9 cơ quan chính phủ khác của nước này vừa công bố kế hoạch hành động nhằm khuyến khích tuyển dụng lại những giáo viên đã nghỉ hưu để tận dụng kinh nghiệm và chuyên môn của những cán bộ này. Đây là một phần trong chiến lược nâng cao chất lượng giáo dục cơ bản, khắc phục điểm yếu của giáo dục Trung Quốc là mất cân bằng giữa các vùng miền, từng bước hiện thực hóa tham vọng “cường quốc nhân tài” mà các nhà lãnh đạo nước này đã đề ra trong kỷ nguyên mới. Góc nhìn của PV Tuấn Đạt - Thường trú Đài TNVN tại Trung Quốc.
Với nhiệm vụ đổi mới giáo dục phổ thông, năm học 2023-2024 sẽ là năm bứt phá của dổi mới giáo dục. Là năm phải thực hiện một khối công việc lớn, yêu cầu đổi mới đi vào chiều sâu, đến từng môn học, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá. Những khó khăn về cơ sở vật chất, đội ngũ cũng sẽ bộc lộ nhiều hơn so với năm học trước. Do đó đòi hỏi phải dồn lực để vượt qua, từ đó đi tới đích một cách tốt đẹp. Đó là nhấn mạnh của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn trước thềm năm học mới 2023-2024.
Ngày 19 tháng 8 năm 1945, Cách mạng Tháng 8 thành công và sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, đã mở ra một kỷ nguyên mới cho toàn dân tộc- Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể điều chỉnh biên chế giáo viên theo từng vùng để phù hợp với nhu cầu thực tế của các địa phương- Các địa phương khu vực Tây Nguyên chủ động ứng phó với mưa lớn, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất- Mỹ Nhật Hàn ra Tuyên bố chung đưa hợp tác ba bên lên một tầm cao mới- Trung Quốc kỳ vọng những đột phá từ kính viễn vọng không gian mới
Kết luận Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tổ chức tại Lào Cai, ông Đặng Xuân Phong, Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai đã chỉ ra hàng loạt khó khăn, thách thức mà địa phương đang phải đối mặt trong công cuộc đổi mới, căn bản toàn diện sự nghiệp giáo dục – đào tạo.
Chỉ còn hơn 2 tuần nữa là học sinh, sinh viên trên trên cả nước bước vào năm học mới. Thời điểm này, những câu chuyện liên quan đến giáo dục là chủ đề đáng quan tâm của toàn xã hội. Mới đây, Chính phủ đã yêu cầu Bộ GD-ĐT thống nhất với các bộ có liên quan để hoàn thiện dự thảo nghị định theo hướng quy định rõ một số điều khoản về việc chưa triển khai, chưa áp dụng lộ trình cơ chế thu, quản lý học phí quy định tại Nghị định số 81 và không tăng học phí năm học 2023 - 2024. Như vậy, đây sẽ là năm thứ 3 liên tiếp các trường đại học không tăng học phí kể từ khi Nghị định 81 có hiệu lực. Việc hoãn, tiếp tục chưa tăng học phí năm học 2023-2024 nhằm giảm gánh nặng cho người dân, đồng thời giúp ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội. Quyết định này làm cho nhiều phụ huynh, học sinh thở phào, tạm trút gánh nặng học phí trước mắt, song cũng khiến các cơ sở giáo dục công lập - nhất là hệ thống trường đại học chịu nhiều áp lực. PGS TS Đỗ Chí Nghĩa, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa – Giáo dục của Quốc hội cùng bàn luận vấn đề này.
Phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ khai mạc vào ngày mai, với nhiều nội dung liên quan đến công tác xây dựng pháp luật- Đài Tiếng nói Việt Nam cùng các đơn vị tổ chức thành công chương trình chính luận nghệ thuật "Mạnh giàu từ biển quê hương" nhằm tôn vinh, thúc đẩy tâm thức bảo vệ, phát triển tài nguyên biển, đảo Việt Nam- Sở Giáo dục và đào tạo TPHCM kiến nghị thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ học phí trong năm học tới- Chính quyền quân sự do phe đảo chính lập ra tại Niger một lần nữa yêu cầu chính phủ Pháp rút quân- Người dân Israel biểu tình phản đối cải cách tư pháp trong tuần thứ 32 liên tiếp
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo Thông tư ban hành Chuẩn cơ sở giáo dục đại học để xin ý kiến góp ý. Nguyên tắc thiết kế các tiêu chuẩn, tiêu chí là lấy lợi ích người học làm trung tâm; dựa trên 3 chức năng cơ bản của cơ sở giáo dục đại học là đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao tri thức phục vụ cuộc sống. Nhiều trường đại học đồng tình ban hành bộ tiêu chuẩn với cách tiếp cận của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhưng cũng bày tỏ lo lắng nếu không đạt chuẩn đối với một số tiêu chí, công tác tuyển sinh có thể bị ảnh hưởng.
Đang phát
Live