
Bình Thuận có nguồn tài nguyên du lịch phong phú gắn với biển, rừng và đảo. Tỉnh có bờ biển dài 192 km với nhiều bãi biển đẹp, nhiều khu bảo tồn thiên nhiên cấp quốc gia như: Núi Ông, núi Tà Cú, khu bảo tồn biển đảo Phú Quý, khu bảo tồn đa dạng sinh học Cù Lao Câu; có cảnh quan đặc trưng nổi tiếng như: Đồi cát bay Mũi Né, Bàu Trắng, mũi Kê Gà… Ngoài các loại hình du lịch nổi tiếng như: Du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hoá,… hiện nay Bình Thuận tiếp tục đầu tư mở rộng các loại hình du lịch trải nghiệm, du lịch mạo hiểm để thu hút du khách. Bài viết của Đoàn Sĩ – phóng viên thường trú tại TP.HCM đề cập vấn đề này:
Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch có sự tham gia của cộng đồng địa phương trong chuỗi cung cấp dịch vụ, tổ chức khai thác, quản lý và nhận lại lợi ích. Vì mô hình du lịch cộng đồng giúp người dân và doanh nghiệp có được nguồn thu, tạo động lực để phát triển và đang ở giai đoạn phát triển ban đầu, nên sẽ có nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp khởi nghiệp. Đây cũng được xác định là xu hướng phát triển bền vững trong tương lai, phát huy các lợi thế từng vùng, miền và quan trọng là tạo thêm công ăn việc làm và thu nhập cho người dân, từ đó mang lại lợi ích chung cho cộng đồng và có triển vọng phát triển bền vững. Tuy vậy, phát triển du lịch cộng đồng không thể một sớm một chiều mà là quá trình bền bỉ, dài lâu. Trong chương trình Khởi nghiệp của Đài TNVN hôm nay với chủ đề: “Du lịch cộng đồng – kết nối thành công”, sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn về xu hướng phát triển này cùng những vị khách mời tham gia chương trình:- TS Trần Thị Ngân Giang, Phó TGĐ Công ty Cổ phần chuyển giao ứng dụng công nghệ và phát triển du lịch cộng đồng bền vững (TTSC).- Anh Nguyễn Hải Quân, Giám đốc điều hành Vietdaily Tour
Nhân ngày Du lịch Thế giới (27/9) và Chào mừng Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10), sáng nay 7/10 tại Hà nội diễn ra Đại hội Công nghiệp Du lịch Quốc gia lần thứ nhất do Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố, Hiệp hội Phát triển Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam tổ chức, với mong muốn góp phần thực hiện thành công mục tiêu của Đảng, Nghị quyết của Chính phủ về phát triển xã hội hóa du lịch. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, tầm nhìn đến năm 2030 đưa ra định hướng "Phát triển du lịch xanh, gắn hoạt động du lịch với gìn giữ, phát huy các giá trị tài nguyên và bảo vệ môi trường". PV Xuân Lan thông tin:
Lần đầu tiên, Cao Bằng tổ chức Lễ hội Du lịch thác Bản Giốc với quy mô cấp tỉnh.- Đảo ngọc Phú Quốc được độc giả toàn cầu bình chọn là một trong 10 hòn đảo đẹp nhất châu Á.- Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố Hồ Chí Minh đề xuất mở tuyến xe buýt điện kết nối sân bay Tân Sơn Nhất và thành phố Thủ Đức.- Nga có thể rút khỏi Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện, nhưng sẽ không tiến hành các cuộc thử hạt nhân.- Doanh thu du lịch nội địa của Trung Quốc cán mốc 100 tỷ đô la dịp Tết Trung Thu và Quốc khánh.
Huyện Lắk, tỉnh Đắc Lắc có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái cộng đồng. Với niềm đam mê của mình, Y Xim Ndu- dân tộc M nông đã quyết tâm làm du lịch gắn với văn hóa bản địa đặc sắc. Thời gian qua, khi du khách đến huyện Lắk để leo núi, dã ngoại đã tạo cho người dân ở địa phương có thêm nhiều nguồn thu nhập, vừa quảng bá được hình ảnh, văn hóa bản địa của người M’nông, vừa góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc. Năm 2023, anh Y Xim Ndu được BCH Tỉnh Đoàn Đắc Lắc tặng Bằng khen tuyên dương thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác. Vừa qua, tại Đại hội Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác toàn quốc lần thứ VII - năm 2023, anh là 1 trong số các đại biểu nhận danh hiệu "Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác" cấp tỉnh trên các lĩnh vực. Anh Y Xim Ndu, dân tộc M.nông chia sẻ những khó khăn cũng như nỗ lực vượt khó trong bước khởi đầu trên con đường lập nghiệp.
Cải cách chính sách tiền và những vấn đề gì người lao động cần lưu ý liên quan đến chế độ tiền lương mới- Tăng cường phối hợp kiểm tra, ngăn chặn gia cầm nhập lậu- Lần đầu tiên một Chủ tịch Hạ viện Mỹ bị phế truất- Nỗ lực của đồng bào các dân tộc miền núi Lai Châu gìn giữ và phát huy giá trị cây chè cổ thụ - báu vật của rừng già- Những tín hiệu vui của ngành du lịch Tp.HCM trong năm 2023
Sáng nay (4/10), tàu du lịch biển quốc tế Resorts World One, quốc tịch Bahamas đã đưa gần 1.800 du khách Mỹ, Anh, Pháp, Úc, Canada, Hà Lan, Thụy Điển, Malaysia… cập cảng Tiên Sa. Đây là lần thứ 2 trong năm nay, du thuyền hạng sang này đến Đà Nẵng.
Mới đây, Lào đã công bố Năm Du lịch quốc gia 2024 với chủ đề “Du lịch an toàn, tận hưởng văn hóa, lịch sử và thiên nhiên”. Sau một thời gian gián đoạn do dịch bệnh, sự kiện này được kỳ vọng sẽ tạo động lực lớn cho ngành công nghiệp không khói của Lào, tạo thêm việc làm, thu hút nguồn ngoại tệ. Cùng với loạt sự kiện du lịch trong khuôn khổ Năm Chủ tịch ASEAN 2024, Lào đặt mục tiêu khẳng định vị thế, quảng bá rộng rãi hơn nữa các giá trị văn hóa - du lịch của đất nước. 10 phút sự kiện luận bàn hôm nay sẽ giúp quí vị cập nhật những nỗ lực và công tác chuẩn bị của Lào cho các sự kiện quan trọng này qua góc nhìn của PV Trần Tuấn - Thường trú Đài TNVN tại Lào.
Đại dịch COVID-19 đã xóa sạch các thành quả mà ngành du lịch nỗ lực có được trong thời gian dài. Vực dậy từ con số 0 sau “biến cố” với những khó khăn, thách thức chưa từng có tiền lệ, ngành du lịch TP.HCM đã nỗ lực phục hồi mạnh mẽ. Trong 9 tháng của năm 2023, du lịch là một trong số ít ngành kinh tế của TP.HCM có mức tăng trưởng tốt với doanh thu khoảng 126.000 tỷ đồng. Nhiều mục tiêu và kế hoạch năm 2023 của ngành cũng đang dần “cán đích”, thậm chí được dự báo sẽ vượt chỉ tiêu, khi dư địa tăng trưởng còn rất nhiều từ chính sách thị thực mới (e-visa) và mùa cao điểm cuối năm sắp tới.
Bức tranh du lịch Lào trong năm 2023 đã khởi sắc trở lại và để tạo thêm việc làm cho xã hội cũng như đem lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, Lào đã chọn năm 2024 là Năm Du lịch quốc gia.
Đang phát
Live