
Đợt dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 4 với biến chủng Delta nguy hiểm, có tốc độ lây lan nhanh. Đến nay hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước ghi nhận các trường hợp COVID-19. Nhiều tỉnh, thành, địa phương phải thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19. Các quy định bảo đảm giãn cách xã hội, giữ khoảng cách giữa người với người, cộng đồng với cộng đồng, yêu cầu người dân ở nhà, hạn chế tối đa ra ngoài… Nhiều dịch vụ tạm thời dừng hoạt động đã khiến không ít người gặp khó khăn - nhất là đối với các dịch vụ về điện - nhu cầu thiết yếu trong đời sống hàng ngày của người dân. Chương trình chuyên gia của bạn hôm nay có chủ đề: "Những điều người tiêu dùng điện cần biết trong bối cảnh hạn chế tiếp xúc do dịch covid-19 diễn biến phức tạp”, với sự tham gia của ông Bùi Quốc Hoan - Phó trưởng ban Kinh doanh Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN):
Rạng sáng 31/8, nhiều shipper tại TP.HCM đã đến các trạm y tế lưu động trên địa bàn xét nghiệm COVID-19 miễn phí và nhận những đơn hàng đầu tiên, khi thành phố cho phép hoạt động trở lại.
Phát huy những điểm sáng kinh tế 8 tháng năm 2021.- Chiến lược cho doanh nghiệp vừa và nhỏ thời Covid-19.- Thúc đẩy cơ hội hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam và Singapore để cùng vào thị trường Liên minh Châu Âu và Vương quốc Anh.
Được ra đời “thần tốc” trong 2 tuần bởi khoảng 200 kỹ sư công nghệ thông tin đến từ các Công ty như Got It, STEAM for Việt Nam, Kompa Group và Filum, nền tảng “Giúp tôi” đã chính thức đi vào vận hành. Với sự đồng hành của hơn 200 tình nguyện viên cùng các y, bác sỹ ở nhiều bệnh viện trên cả nước, ứng dụng “Giúp tôi” đang dần được nhiều F0, F1 cách ly tại nhà quan tâm và sử dụng. Anh Trần Việt Hùng – Đồng sáng lập Giúp tôi - chia sẻ lý do anh đã tập hợp các bạn trẻ từ Thung lũng Sylicon Valley (Hoa Kỳ) cùng sáng lập Dự án “Giúp tôi”, để hỗ trợ người dân từ xa, trong đó quan trọng nhất hiện nay là kết nối bệnh nhân với bác sỹ.
Tỉnh Kiên Giang tiêm vắc xin mũi 1 đạt 9,68% dân số toàn tỉnh. Một số địa phương triển khai vẫn còn chậm cần phải đẩy mạnh hơn trong thời gian tới.
Kể từ khi dịch bệnh Covid-19 xuất hiện đầu năm ngoái, công nghệ đã chứng minh vai trò hữu hiệu trong trợ giúp ngành y tế và các ngành liên quan trong kiểm soát và phòng chống dịch bệnh với hàng loạt nền tảng được xây dựng, phục vụ công tác khai báo y tế, truy vết, quản lý cách ly, quản lý tiêm chủng... Các nền tảng công nghệ còn liên tục được phát triển, bổ sung để theo sát yêu cầu thực tiễn phát sinh trong phòng chống dịch. Thời gian gần đây, khi dịch bệnh diễn biến phức tạp buộc các địa phương phải áp dụng biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt, nhiều nền tảng công nghệ mới đã ra đời nhằm kết nối thông tin, hỗ trợ người dân gặp khó khăn trong vùng dịch. Vậy làm thế nào để các nền tảng công nghệ có thể phát huy hiệu quả cao nhất trong việc hỗ trợ người dân đang gặp khó khăn trong dịch bệnh? Cùng khách mời là ông Vũ Thế Bình, Tổng Thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Netnam bàn luận rõ hơn về nội dung này.
TPHCM sẽ huy động hơn 90.000 người mắc Covid-19 đã khỏi bệnh để hỗ trợ Thành phố trong công tác phòng chống dịch bệnh.- Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 8 tháng qua của nước ta ước đạt gần 213 tỷ USD, tăng hơn 21% so với cùng kỳ năm trước.- Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề nghị một số địa phương bãi bỏ các quy định gây khó khăn cho việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa trong thời gian dịch bệnh COVID-19.- Sân bay Kabul lại bị tấn công được cho là bằng tên lửa, nhưng không trúng mục tiêu.- Dịch Covid-19 tại Australia tiếp tục lan rộng khi hôm nay ghi nhận một kỷ lục mới về số ca nhiễm Covid-19.
Từ 15 giờ chiều nay (29/8) đến 6 giờ sáng mai (30/8), Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa yêu cầu người dân thành phố Nha Trang tuyệt đối không được ra khỏi nhà để các lực lượng chức năng thực hiện tổng tầm soát, lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 tại các khu dân cư.
Từ ngày 14/8 đến nay huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long đã kiểm soát được dịch bệnh Covid 19. Huyện đang phấn đấu hết tuần này sẽ trở lại trạng thái bình thường mới.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, đặc biệt là thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg, nhiều Công ty, Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang đã xây dựng phương án hoạt động theo mô hình “3 tại chỗ” hoặc “một cung đường 2 điểm đến”…Đây được xem là mô hình phù hợp đối với địa phương hiện nay; vừa đảm bảo các quy định phòng chống dịch, vừa bảo vệ an toàn sức khỏe cho người lao động, góp phần duy trì sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp của địa phương.
Đang phát
Live