Bộ Chính trị khóa XIII gồm 18 Ủy viên, được bầu ra tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII.
"Báo cáo chính trị Đại hội XIII của Đảng đưa ra nhiều điểm mới đột phá mang tính chiến lược, thể hiện khát vọng đưa đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới; công tác nhân sự được chuẩn bị bài bản, kỹ lưỡng, công phu" – Đây là đánh giá của nhiều Đại biểu tham dự Đại hội XIII của Đảng.
Hội nghị Trung ương 14, khóa XII của Đảng đã bế mạc, hoàn thành việc tiếp thu ý kiến đóng góp của đại hội đảng bộ các cấp, của Quốc hội, MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội, của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào các Dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng; giới thiệu nhân sự tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII; dự thảo quy chế bầu cử; quy chế làm việc tại Đại hội XIII của Đảng; nghiêm khắc thi hành kỷ luật đảng viên và hoàn thành một số nội dung, công việc quan trọng khác. Kết quả của Hội nghị này thêm lần nữa mang đến cho toàn Đảng, toàn dân sự vững tin cao hơn về chặng đường kế tiếp của sự nghiệp cách mạng.
Thế giới đã chứng kiến sự dịch chuyển địa-chính trị mạnh mẽ sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Sự hồi sinh của nhóm Bộ Tứ kim cương (gồm Mỹ, Nhật, Ấn Độ, Australia) theo sáng kiến của cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo với hy vọng sẽ tạo ra “quyền lực mới” trong trật tự thế giới nhằm cân bằng những lợi ích cho các bên và đối phó với Trung Quốc, đã biến khu vực này thành tâm điểm thu hút sự chú ý của thế giới. Để có cái nhìn rõ hơn về sự dịch chuyển địa-chính trị mạnh mẽ và những động thái tăng cường hợp tác của nhóm Bộ Tứ kim cương trong một năm qua, BTV Quỳnh Nga trao đổi với phóng viên Phan Tùng, thường trú Đài TNVN tại Ấn Độ và phóng viên Việt Nga, thường trú Đài TNVN tại Australia.
- Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất đối với mỗi cán bộ, đảng viên.- Trường Chính trị Trần Phú, Hà Tĩnh: Đổi mới sáng tạo trong đào tạo cán bộ.- Đảng bộ huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên: Học theo Bác, làm những việc có lợi cho nhân dân.
- Chủ trì Hội nghị Quân chính toàn quân năm nay, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng (Bí thư Quân ủy Trung ương) chỉ đạo Quân đội tuyệt đối không được chủ quan, thỏa mãn trong bối cảnh "tình hình an ninh chính trị thế giới, khu vực sẽ còn có những diễn biến phức tạp, khó lường".- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự lễ khai mạc Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 76.-2.300 đại biểu sẽ có mặt tại thủ đô Hà Nội tham dự Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ 10 trong 2 ngày mùng 9 và mùng 10/12.- Bài toán khó cho các bộ ngành khi giải ngân vốn đầu tư công vay nước ngoài 11 tháng qua chưa đạt một nửa kế hoạch.- Đàm phán thương mại hậu Brexit giữa Liên minh Châu Âu và Anh đạt bước đột phá quan trọng liên quan đến nghề cá.- Trung Quốc phát miễn phí 20 triệu nhân dân tệ (tức khoảng 3 triệu đôla Mỹ) tiền điện tử, nhằm đẩy nhanh tiến độ thử nghiệm đồng tiền kỹ thuật số tại nước này.
Nhà nước pháp quyền là phương thức tổ chức quyền lực nhà nước dựa trên cơ sở pháp luật. Nhà nước pháp quyền là chế độ mà ở đó, mọi chủ thể như nhà nước, cơ quan nhà nước, công chức, viên chức, cá nhân hay mọi chủ thể khác đều phải chấp hành, thực hiện, tuân thủ pháp luật đã được ban hành.Trong quá trình đổi mới, Đảng ta khẳng định nhất quán đường lối xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân…Trong Dự thảo Báo cáo Chính trị trình Đại hội lần thứ 13, Đảng ta đã chỉ rõ ưu điểm, thành tựu, cũng như hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm…trong xây dựng hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, trên cơ sở đó, đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong giai đoạn phát triển tiếp theo với mục tiêu nhất quán: “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị.” Vậy so với trước đây, các vấn đề về xây dựng hoàn thiện Nhà nước pháp quyền trong Dự thảo Văn kiện Đại hội 13 có những nội dung, điểm mới nào? Làm gì để xây dựng Nhà nước pháp quyền có hiệu quả hơn? Đây là nội dung được bàn luận trong chương trình Đối thoại hôm nay với sự tham gia của hai vị khách mời: Giáo sư, Tiến sỹ Võ Khánh Vinh, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam và Luật sư Nguyễn Tiến Lập, Văn phòng Luật sư NH Quang và Cộng sự, Trọng tài viên Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam.
- Miền Trung được dự báo liên tiếp hứng chịu 2 đợt mưa lớn, có nguy cơ xảy ra lũ lụt lịch sử, lũ chồng lũ. Đến chiều nay 8/10, đã có ít nhất 2 người chết và 9 người bị nước cuốn mất tích. Gần 700 nghìn học sinh nghỉ học tránh lũ. Chính quyền nhiều địa phương đã sơ tán dân vùng ngập sâu đến nơi an toàn. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cơ quan, bộ, ngành, địa phương thực hiện nhiều nhiệm vụ cấp bách để giảm thiểu thiệt hại thiên tai.- Do chưa thống nhất phương thức quản lý, cách ly hành khách nên các hãng hàng không tạm dừng các chuyến bay quốc tế chở khách vào Việt Nam, chờ quy trình chuẩn để phòng chống COVID-19.- Đồng Nai khởi tố bị can, bắt tạm giam 44 đối tượng trong vụ “hỗn chiến” để tranh giành đất.- Khủng hoảng chính trị tại Kyrgyzstan trầm trọng hơn khi ít nhất 3 nhóm chính trị tuyên bố muốn nắm quyền lãnh đạo đất nước.- Liên Hợp Quốc và nhiều quốc gia đang kêu gọi các bên kiềm chế, đối thoại để giải quyết các bất đồng sau cuộc bầu cử.- Đại dịch COVID-19 chi phối màn tranh luận giữa hai ứng cử viên phó tổng thống Mỹ Mike Pence và Kamala Harris.- Giới thiệu bài viết thứ hai của PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Uỷ viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài TNVN với nhan đề “Tiếp tục thực hiện mục tiêu kép, đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội”.
Sau cuộc bầu cử Quốc hội Kyrgyzstan hôm 4/10 với kết quả có 4 đảng giành đủ số phiếu để có ghế trong Quốc hội, nhiều cuộc biểu tình đã nổ ra nhằm phản đối kết quả này, coi đây là sự gian lận khiến nhiều đảng khác thất bại trong cuộc đua giành ghế. Trong bối cảnh một số cuộc biểu tình đã bùng phát thành bạo lực, Ủy ban bầu cử trung ương Kyrgyzstan đã phải tuyên bố hủy kết quả bầu cử, đồng thời Quốc hội cũng đã bầu ra Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội mới. Dù Tổng thống Kyrgyzstan Ji-be-cốp khẳng định tình hình hiện đã được kiểm soát, nhưng nhiều người lo ngại những bất ổn trên chính trường Kyrgyzstan vẫn chưa thể chấm dứt. Phóng viên Anh Tú, thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Nga sẽ phân tích cụ thể hơn vấn đề này.
- Lựa chọn nhân sự vào Ban chấp hành Trung ương: Không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn.- Hà Nội: Tạm giữ số lượng lớn đồ chơi trẻ em, thực phẩm nhập lậu.- Bất ổn chính trị Kyrgyzstan đã qua? - Tín hiệu khả quan cho tăng trưởng tín dụng.- TP.HCM cần cơ chế riêng khi sắp xếp lại các đơn vị hành chính?- Đưa pháp luật biển đến với ngư dân tại huyện đảo Bạch Long Vĩ.- Chính phủ Oxtralia nỗ lực giảm tỷ lệ thất nghiệp ở người trẻ.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live