Bắt đầu từ cuối năm ngoái, cho đến nay, làn sóng đình công, biểu tình với những đòi hỏi khác nhau từ người dân ở các nước châu Âu vẫn chưa chấm dứt. Kể từ giữa tháng 1 đến nay, các cuộc biểu tình với quy mô lớn đã và đang diễn ra ở Anh, Pháp gây gián đoạn nghiêm trọng nhiều lĩnh vực kinh tế-xã hội tại hai quốc gia hàng đầu châu Âu. Dù đó là yêu cầu tăng lương, giảm giờ làm, hay phản đối các chính sách gây tranh cãi… tất cả đều đang cho thấy một điều: Châu Âu đang bất ổn. Nếu các cuộc đình công, biểu tình tiếp diễn trong thời gian dài, hệ lụy sẽ ra sao?
Hôm nay, Hội nghị thượng đỉnh bất thường của Liên minh châu Âu tại Bruxelles, Bỉ, tiếp tục ngày làm việc thứ hai. Theo kế hoạch ban đầu, hội nghị tập trung thảo luận các vấn đề nội bộ như khủng hoảng kinh tế, chính sách nhập cư, phản ứng trước chương trình trợ cấp của Mỹ… Nhưng chuyến thăm bất ngờ của Tổng thống Ukraine tới một loạt nước châu Âu đã làm chệch hướng chương trình nghị sự, đưa chủ đề Ukraine tiếp tục bao trùm tại hội nghị. Những vấn đề mà Tổng thống Ukraine đề cập trong các cuộc gặp riêng rẽ với các nhà lãnh đạo châu Âu như Tổng thống Pháp Macrong, Chủ tịch HĐ châu Âu Charles Michel đã làm nảy sinh những tranh cãi trong nội bộ châu Âu về việc tiếp tục ủng hộ Ukraine trong cuộc xung đột với Nga, dù vấn đề này từng được bàn khá kỹ tại Hội nghị thượng đỉnh EU – Ukraine tại Kiev tuần trước.
Tới châu Âu, gặp lãnh đạo các nước Anh, Pháp và Đức, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tiếp tục hối thúc phương Tây viện trợ vũ khí quân sự hiện đại hơn nữa. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hôm qua nhóm họp, cảnh báo mọi viện trợ cho Ukraine không được phép làm leo thang tình hình và chệch hướng nỗ lực tìm kiếm hòa bình.
Ở thời điểm này, nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là tại châu Á, không khí của các lễ hội đầu năm mới âm lịch vẫn đang diễn ra sôi động. Ở một số quốc gia châu Âu, tuy không đón năm mới âm lịch nhưng những tháng đầu năm cũng là thời điểm nhiều lễ hội truyền thống được tổ chức. Tạp chí Văn hóa quốc tế hôm nay sẽ phản ánh những lễ hội tiêu biểu trong số đó.
Các nhà lãnh đạo của Pháp và Tây Ban Nha hôm qua (19/1) đã ký một hiệp ước song phương mới nhằm bảo vệ ngành công nghiệp châu Âu. Hiệp ước được ký kết trong khuôn khổ cuộc tham vấn về chính sách công nghiệp giữa Tây Ban Nha và Pháp diễn ra tại Bacelone, Tây Ban Nha.
Làm đồ chơi dân gian, một hoạt động gợi nhiều điều về Tết xưa đầy ấm áp được người dân Cần Thơ trải nghiệm mỗi dịp Tết đến, xuân về- Những linh vật được trang trí tại những không gian công cộng ở nhiều tỉnh, thành phố mỗi dịp Tết đến, xuân về đã và đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều của dư luận- Phở - hồn Việt giữa lòng Châu Âu
Cùng gặp gỡ “nam thần màn ảnh Việt” Hà Việt Dũng.- Những nhà hàng Phở đặc biệt giữa lòng châu Âu.
Liên minh châu Âu (EU) vừa khánh thành tổ hợp phóng vệ tinh đầu tiên tại miền Bắc Thụy Điển trong bối cảnh nhiều nước châu Âu đang cạnh tranh để trở thành quốc gia đầu tiên ngoài Nga đưa vệ tinh lên quỹ đạo từ lục địa châu Âu.
Liên minh châu Âu hôm nay nhóm họp nhằm tìm kiếm cách tiếp cận phối hợp đối với khách du lịch từ Trung Quốc trong bối cảnh Bắc Kinh chuẩn bị dỡ bỏ các quy định về đi lại từ ngày 8/1. Lo ngại sự gia tăng đột ngột số hành khách từ Trung Quốc có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện những biến thể mới của vi-rút Sars CoV-2, một số nước thành viên đã quyết định hành động theo cách riêng và tái áp đặt các hạn chế đi lại. Điều này một lần nữa đe dọa nền tảng phản ứng tập thể của Liên minh hơn 70 năm tuổi.
Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva vừa tiếp tục cảnh báo, nền kinh tế thế giới trong năm 2023 sẽ đối mặt nhiều khó khăn; châu Âu sẽ phải đối mặt với một mùa đông gian khó và tình trạng này thậm chí còn nghiêm trọng hơn vào mùa đông năm tới khi Liên minh châu Âu (EU) tìm cách chấm dứt sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga.
Đang phát
Live