Bắt đầu từ hôm nay, hơn 400 triệu cử tri ở 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) sẽ bắt đầu cuộc bầu cử quan trọng diễn ra từ ngày 6-9/6, bầu ra 720 nhà lập pháp cho Nghị viện châu Âu (EP) khóa mới. Đây được đánh giá là bài sát hạch khó khăn với cả khu vực, khi lực lượng cực hữu đang dẫn trước ở nhiều nước trong các cuộc thăm dò mới nhất. Những yếu tố nào đang chi phối cuộc bầu cử Nghị viện có tính chất quan trọng này của châu Âu? Liệu kịch bản nào sẽ xảy đến với khu vực, trong bối cảnh châu Âu đang đối diện hàng loạt thách thức cả đối nội và đối ngoại?
Liên quan đến cuộc bầu cử châu Âu sẽ diễn ra từ ngày 6-9/6 tới: Tại Pháp, đảng theo đường lối cực hữu “Tập hợp quốc gia” (RN) vẫn đang dẫn đầu và ngày càng nới rộng khoảng cách với đảng đứng ngay sau là liên minh cầm quyền ủng hộ Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng như các đối thủ còn lại, làm gia tăng những lo ngại về ảnh hưởng ngày càng lớn của lực lượng cực hữu, dân tuý đối với châu Âu trong 5 năm tới.
Ngày 1/6, tại thủ đô Praha của Cộng hòa Séc, Liên hiệp các Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Châu Âu đã tổ chức đại hội nhiệm kỳ 2024 -2028. Tham dự và phát biểu có Đại sứ Việt Nam tại Cộng hòa Séc Dương Hoài Nam cùng đại diện các doanh nghiệp Việt Nam tại nhiều quốc gia châu Âu.
Công cụ AI xuất hiện có thể hỗ trợ con người trong nhiều công việc nhưng sự thông minh của công nghệ này cũng khiến nhiều người cảm thấy lo lắng, thậm chí các chuyên gia còn bày tỏ lo ngại AI có thể đe dọa tương lai con người. Sự lo ngại này đã khiến các chính phủ phải đẩy mạnh những nỗ lực nhằm tăng cường quản lý AI. Nỗ lực mạnh mẽ hơn cả đang diễn ra tại Liên minh châu Âu (EU), nơi vừa phê chuẩn lần cuối cùng đối với bộ luật về AI mang tính bước ngoặt và là đạo luật đầu tiên trên thế giới kiểm soát AI giúp giải quyết thách thức công nghệ toàn cầu. Nội dung của đạo luật này và tính toàn diện của những quy định được đề cập trong "10 phút Sự kiện- luận bàn".
Những cuộc thảo luận hoàn toàn mới về vấn đề Palestine hiện đang thu hút sự quan tâm trên toàn thế giới. Không chỉ ở các quốc gia đang phát triển ở Nam bán cầu, mà nhiều nước châu Âu cũng có dấu hiệu thay đổi chính sách, công nhận Nhà nước Palestine độc lập. Tây Ban Nha, Ailen, Xlovenia và Manta là những thành viên trong Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố sẵn sàng công nhận nhà nước Palestine độc lập và dự kiến sẽ có một sự công nhận chung trước ngày 31/5. Sự thay đổi lập trường của một số nước châu Âu mang tính biểu tượng chính trị quan trọng nhưng liệu nó sẽ có tác động đến quan điểm của phần còn lại trong EU như thế nào? Nhà báo Phạm Phú Phúc – nhà quan sát các vấn đề quốc tế làm rõ hơn khía cạnh này.
Hà Lan là quốc gia châu Âu mới nhất chứng kiến sự chuyển dịch chính trị mạnh mẽ sang cánh hữu. Việc các đảng dân tuý và cánh hữu ngày càng nhận được sự ủng hộ của cử tri đang thách thức giới lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) trong bối cảnh cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu vào tháng 6 tới đang tới gần.
15 thành viên Liên minh châu Âu (EU) ngày 16/5 đã đề xuất tăng cường biện pháp kiểm soát người di cư, trong đó nhất là thúc đẩy các thoả thuận với các quốc gia thứ 3 trên tuyến đường di cư để tạo thuận lợi cho việc đưa những người di cư không giấy tờ sang các nước thứ ba. Hà Lan thậm chí tuyên bố sẽ yêu cầu cho phép lựa chọn không tham gia Hiệp ước Tị nạn và Di trú mới của của châu Âu.
Ngày 15/5, Liên minh châu Âu (EU) đã điều chỉnh mức dự báo tăng trưởng của Đức xuống 0,1% cho năm 2024, so với mức 0,3% đưa ra trước đó. Đồng thời, khối 27 cũng hạ mức dự báo tăng trưởng của cả khối trong những năm tới.
Liên minh châu Âu (EU) vừa thông qua lần cuối Hiệp ước mang tính bước ngoặt về Di cư và Tị nạn, khép lại tiến trình đàm phán khó khăn kéo dài suốt gần 1 thập kỷ. Các quy định mới dự kiến có hiệu lực từ năm 2026 và hướng tới mục tiêu cốt lõi là đoàn kết và chia sẻ trách nhiệm giữa các nước thành viên.
Tại châu Âu, các phong trào phản đối du lịch quá mức đang xuất hiện ở nhiều nước. Liệu có giải pháp nào vừa dung hòa lợi ích của người dân địa phương vừa sinh lợi từ du lịch?
Đang phát
Live