Sau vụ tấn công khủng bố đẫm máu tại nhà hát Crocus City Hall ở Nga, nhiều nước châu Âu ngay lập tức đã triển khai các biện pháp nhằm thắt chặt an ninh. Bởi các cơ quan an ninh khu vực cảnh báo, một số nhóm cực đoan như Nhà nước Hồi giáo (IS) đang lên kế hoạch tấn công khủng bố ở nhiều nước trong khu vực. Trong bối cảnh đó, vấn đề chia sẻ thông tin tình báo và hợp tác toàn cầu lại đứng trước nhiều thách thức khi những căng thẳng địa chính trị vẫn không ngừng leo thang.
Vụ tấn công khủng bố chấn động ở Nga diễn ra cuối tuần qua, đã khiến châu Âu cảnh giác cao độ về mối đe dọa khủng bố. Hội đồng An ninh Quốc gia Tây Ban Nha mới đây cũng đã đưa ra cảnh báo Liên minh châu Âu đang phải đối mặt với nguy cơ thực sự và trực tiếp về các mối đe dọa khủng bố gia tăng do các cuộc xung đột ở Gaza và Ucraina. Nhiều quốc gia châu Âu đã đồng loạt thắt chặt an ninh, nâng cao cảnh giác trước hiểm họa khủng bố trở lại “lục địa già” này, trong bối cảnh chuẩn bị đón Lễ Phục sinh vào tuần tới. Nền an ninh lục địa già đang ra sao trước nguy cơ tấn công khủng bố, đặc biệt là từ các nhóm Hồi giáo cực đoan? BTV Quỳnh Hoa đến với những phân tích của phóng viên Anh Tuấn, thường trú Đài TNVN tại Pháp, theo dõi khu vực châu Âu phân tích vấn đề này.
Nhiều quốc gia châu Âu vừa đồng loạt tăng cường thắt chặt an ninh, nâng cảnh báo nguy cơ khủng bố sau vụ tấn công tại Nga, nhằm đảm bảo an toàn trong bối cảnh chuẩn bị đón Lễ Phục sinh vào tuần tới.
Ai Cập và Liên minh châu Âu (EU) vừa nâng cấp quan hệ song phương lên thành đối tác chiến lược toàn diện và ký thỏa thuận tài chính trị giá hàng tỷ Euro. Sự kiện này đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ hợp tác ngày càng chặt chẽ giữa hai thực thể có vị trí địa chiến lược quan trọng của thế giới.
Châu Âu đang phải đối mặt với tình trạng nhập cư bất hợp pháp ngày càng tăng khi cuộc khủng hoảng Gaza tiếp diễn. Nguy cơ khủng hoảng di cư đang hiện hữu đã khiến Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis và các quan chức cấp cao của Liên minh châu Âu tới Ai Cập vào ngày 17/3 để ký gói viện trợ trị giá hơn 8 tỷ USD nhằm giảm bớt tình trạng di cư và tăng cường các thỏa thuận hợp tác về năng lượng với quốc gia này.
Với 16 phiếu thuận và 1 phiếu chống, Ủy ban các vấn đề pháp lý của Nghị viện châu Âu vừa thông qua kế hoạch khởi kiện Ủy ban châu Âu lên liên quan đến việc giải ngân gói hỗ trợ 10,2 tỷ Euro dành cho Hungary. Vụ kiện hiếm hoi giữa hai cơ quan quyền lực nhất của châu Âu cho thấy bất đồng dai dẳng về vấn đề pháp quyền ở Hungary – vấn đề mà Nghị viện châu Âu cho rằng EU đang đánh đổi lợi ích chiến lược bằng các giá trị cốt lõi của khối.
Từ đầu năm nay, các dữ liệu kinh tế tại Mỹ và châu Âu cho thấy lạm phát đang giảm dần, làm dấy lên những hi vọng về việc FED và ECB sẽ sớm nới lỏng chính sách tiền tệ bằng những đợt hạ lãi suất trong năm 2024. Tuy nhiên, cũng giống như FED, các quan chức của ECB đang tỏ ra hết sức thận trọng khi cho rằng bất chấp một số tín hiệu tích cực, sứ mệnh chống lạm phát của ECB vẫn chưa kết thúc.
Ủy ban Châu Âu vừa thông báo phạt gã khổng lồ công nghệ Apple 1,84 tỷ euro vì vi phạm các quy tắc chống độc quyền. Theo Ủy ban Châu Âu, Apple đã hạn chế hoạt động kinh doanh của các đối thủ phát nhạc trực tuyến trênApp Store của Apple. Tuy nhiên, Apple bác bỏ tuyên bố của Ủy ban Châu Âu.
Làm gì để đạt mục tiêu xây 130.000 căn nhà ở xã hội năm 2024.- Ngành Thép đối diện với hai “rào cản” lớn khi xuất khẩu vào thị trường châu Âu trong năm 2024.- Phân tích những tác động chính trị - xã hội từ cuộc khủng hoảng y tế tại Hàn Quốc.
Tại Hội nghị quốc tế về viện trợ cho Ucraina tại Paris tối qua (26/2), Tổng thống Pháp kêu gọi một làn sóng hỗ trợ mới dành cho Ukraine để đảm bảo Nga không thể giành thắng lợi. Tổng thống Pháp cũng lần đầu tiên chia sẻ không loại trừ khả năng phương Tây đưa quân vào Ukraine.
Đang phát
Live