VOV1 - Cục Thống kê, Bộ Tài chính vừa công bố kim ngạch xuất nhập khẩu 4 tháng đầu năm nay đạt 276,89 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 140,34 tỷ USD, nhập khẩu đạt 136,55 tỷ USD. Hệ thống Thương vụ đang nỗ lực hỗ trợ cho doanh nghiệp trong nước bảo vệ và phát triển thị trường xuất khẩu cho hàng hoá.
Anh vừa chính thức trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Đây là thỏa thuận thương mại lớn nhất của nước này thời hậu Brexit (Anh rời khỏi Liên minh châu Âu). Với việc gia nhập CPTPP, Anh chính thức trở thành thành viên thứ 12 của khối thương mại này. Là một trong những Hiệp định thương mại tự do toàn diện và năng động nhất thế giới, CPTPP sẽ mang đến những cơ hội nào cho nước Anh trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hợp tác quốc tế?
Ngày 16/7/2023, Vương quốc Anh và Bắc Ai-len đã ký hiệp ước tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) - đánh dấu việc Vương quốc Anh trở thành thành viên mới đầu tiên của Hiệp định CPTPP kể từ khi sân chơi này được thiết lập vào năm 2018, đồng thời mở đường cho việc xem xét kết nạp thêm các thành viên khác. Cùng với việc Chính phủ Anh đã thực hiện các bước cần thiết để phê chuẩn hiệp định CPTPP (ngày 16/5/2024) thì các quốc gia thành viên khác của CPTPP trong đó có Việt Nam cũng phải hoàn thiện các quy trình nội luật hóa của từng nước. Chính phủ Việt Nam đã trình Quốc hội xem xét phê chuẩn Văn kiện gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh và Bắc Ai-len ngay tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV đang diễn ra. Điều này có ý nghĩa như thế nào? Và Việt Nam cần làm gì trong vai trò của “người mở đường”? Ông Lương Hoàng Thái - Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương sẽ cùng bàn luận chủ đề này.
- Đón nhà đầu tư lớn-Các địa phương đã sẵn sàng? - Tiềm năng xuất nhập khẩu từ thị trường CPTPP ngày càng lớn - Bình Định tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm dịp Tết Giáp Thìn 2024.
Ngày 14/01/2019, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực với Việt Nam. CPTPP - là hiệp định thương mại thế hệ mới, tiêu chuẩn cao đầu tiên được Việt Nam ký kết và đi vào thực thi. Cùng với hiệp định tiêu chuẩn cao thứ 2 là EVFTA (Hiệp định thương mại từ do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu - EU có hiệu lực vào tháng 8/2020), CPTPP hứa hẹn đem lại rất nhiều cơ hội cho Việt Nam ngay khi hiệp định này có hiệu lực. Đồng thời với những cam kết sâu rộng từ CPTPP, rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực của Việt Nam cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Nhìn lại 5 năm Hiệp định CPTPP có hiệu lực với Việt Nam là chủ đề của Diễn đàn chủ nhật (14/01), với sự tham gia của ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương và bà Lê Hằng - Giám đốc Truyền thông, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP).
Hạn chế rủi ro phòng vệ thương mại khi xuất khẩu sang thị trường CPTPP.- Vai trò của xúc tiến thương mại trong xuất khẩu xanh và những vấn đề đặt ra đối với chuyển đổi xanh trong hệ sinh thái xúc tiến xuất khẩu Việt Nam.- Khu công nghiệp sinh thái vẫn chỉ là thuật ngữ trên giấy.
Thực thi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP đã đem lại tăng trưởng xuất khẩu cho Việt Nam song hàng hóa thương hiệu Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này còn khá khiêm tốn. Nhiều sản phẩm hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường CPTPP vẫn mang thương hiệu nước ngoài. Đây là thông tin đáng chú ý được các chuyên gia đề cập tại Tọa đàm “Phát triển thương hiệu Việt Nam tại thị trường CPTPP” do Tạp chí Công Thương thực hiện sáng nay, 27/09:
Hôm nay (16/07), Anh đã chính thức ký nghị định thư tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), trở thành quốc gia mới đầu tiên tham gia kể từ khi thành lập vào năm 2018 và mở đường cho các thành viên các khác tham gia.
Sau gần 2 năm đàm phán, cuối cùng các thành viên Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã nhất trí cho Anh gia nhập khối này. Quyết định này được đưa ra tại cuộc họp trực tuyến cấp bộ trưởng của Nhóm làm việc về gia nhập CPTPP ngày 31/3. Sự kiện này đánh dấu đợt mở rộng đầu tiên của hiệp định và giúp tăng sự đóng góp của khối trong GDP toàn cầu từ 12% lên 15%. Đồng thời, việc Anh trở thành quốc gia đầu tiên không phải là thành viên sáng lập gia nhập Hiệp định đã cho thấy sức hấp dẫn của một khuôn khổ hợp tác thương mại đa phương quy mô khu vực và toàn cầu.
Hơn 2 năm sau khi chính thức đệ đơn, Anh đang ở gần hơn bao giờ hết với mục tiêu trở thành thành viên của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Theo một số nguồn tin, sau khi nhận được sự ủng hộ của tất cả 11 thành viên, dự kiến, Anh sẽ được “bật đèn xanh” ngay trong tuần này để kích hoạt tiến trình gia nhập chính thức hiệp định của nước này. Có thể nói, việc Anh trở thành quốc gia đầu tiên không phải là thành viên sáng lập gia nhập Hiệp định đã cho thấy sức hấp dẫn của một khuôn khổ hợp tác thương mại đa phương quy mô khu vực và toàn cầu. Vậy thực tế triển vọng Anh gia nhập Hiệp định này ra sao?
Đang phát
Live