- Loạt bài "FTA và Vị thế của một Việt Nam chủ động hội nhập" - Bài 1: “Chủ động để thành công”.-Các Hiệp hội hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 bằng những hành động thiết thực
- Triển vọng quan hệ hợp tác Canada và Việt Nam thông qua Hiệp định CPTPP - Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm sinh nhật Bác của sinh viên Việt Nam tại Nga
Tình hình kinh tế - xã hội 4 tháng đầu năm 2021 ghi nhận sự phục hồi và cho những kết quả tích cực trong bối cảnh dịch bệnh covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp cả ở trong và ngoài nước. Kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu khẩu đều tăng cao. Kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm. Đó là những thông tin rất tích cực được Chính phủ khẳng định tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng tư vừa qua. Chính phủ cũng đã nhìn rõ những khó khăn thách thức đặt ra khi tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, nếu không được kiểm soát sẽ có tác động tiêu cực đến nền kinh tế, đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và người dân - từ việc phải chịu tác động tiêu cực, trực tiếp của dịch bệnh, đến những tác động tiêu cực từ các biện pháp phòng chống dịch. Đây là tinh thần rất mới của thủ tướng chính phủ. Kiên định “mục tiêu kép” trong điều kiện mới là chủ đề của Diễn đàn chủ nhật tuần này - với sự tham gia bàn luận của các vị khách mời là ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục XNK, Bộ Công Thương và chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Minh Phong:
Hai năm thực thi CPTPP – Góc nhìn từ doanh nghiệp.- Việt Nam đã khai thác tốt các thị trường CPTPP
Sau 2 năm chính thức có hiệu lực với Việt Nam (từ ngày 14/01/2019), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được đánh giá đã tác động tích cực tới xuất khẩu hàng Việt, đồng thời giúp Việt Nam có cơ hội cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu theo hướng cân bằng hơn. Cụ thể, ngay trong năm đầu tiên CPTPP có hiệu lực, bên cạnh các thị trường truyền thống như Nhật Bản cũng tăng trưởng tốt (đạt 9,9% so với năm trước) thì các thị trường mà Việt Nam chưa có các FTA song phương cũng đã cho giá trị xuất khẩu cao, như: xuất khẩu sang Canada tăng khoảng 33%, sang Mehico tăng gần 24%... Trong năm 2020 và những tháng đầu năm nay, mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch covid-19, song, xuất khẩu sang các thị trường CPTPP cũng ghi nhận sự gia tăng đáng kể. Cuộc trao đổi giữa PV Nguyên Long và ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục XNK, Bộ Công Thương về nội dung này:
Đúng một năm sau khi chính thức rời Liên minh châu Âu (EU), Anh vừa chính thức đề xuất gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (gọi tắt là CPTPP, hay còn gọi là TPP-11). Đây được xem là “bước đi dài” của Thủ tướng Boris Johnson để đánh dấu chặng đường “ra biển lớn” của London. Cùng với loạt thỏa thuận thương mại song phương khác, Anh kỳ vọng có thể dần thoát khỏi sự phụ thuộc vào EU, đồng thời khẳng định vị thế trên toàn cầu thời “hậu Brexit”. Tất nhiên, đây sẽ là chặng đường không hề dễ dàng!
Bất chấp khó khăn và thách thức do đại dịch Covid-19 gây ra, Hội nghị cấp cao Diễn đàn kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) lần thư 27 đã kết thúc với nhiều kết quả nổi bật. Đáng chú ý là việc các nhà lãnh đạo đã nhất trí về một bản Tuyên bố chung nhấn mạnh tầm quan trọng của “thương mại tự do, cởi mở, công bằng, không phân biệt đối xử và có thể dự báo được” để hỗ trợ nền kinh tế toàn cầu trước tác động của đại dịch Covid-19, cũng như cam kết thúc đẩy hệ thống thương mại đa phương hoạt động hiệu quả. Với tổng dân số 3 tỷ người, chiếm khoảng 60% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu và gần 50% thương mại thế giới, những cam kết và định hướng đó có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc vực dậy nền kinh tế của khu vực dự kiến sẽ giảm 2,7% trong năm nay.
Nội dung chính:* Hợp tác thương mại, đầu tư Việt Nam – Vương quốc Anh thời “hậu” Brexit: Nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp.* Doanh nghiệp Việt bỏ lỡ cơ hội phát triển thị trường châu Mỹ vì thờ ơ hoặc quá nóng vội.* Nhiều nhà máy điện không muốn tham gia chào giá trên thị trường cạnh tranh: Vì sao?
Đang phát
Live