Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 14/01/2019. Sau 4 năm thực thi, hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường CPTPP tăng trưởng mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu và xuất siêu. Qua đó, đóng góp vào tăng trưởng chung của nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh chịu ảnh hưởng không nhỏ từ đại dịch covid- 19 cũng như các tác động khác của kinh tế thế giới. Tuy nhiên sau 4 năm thực thi Hiệp định CPTPP, cũng đã bộc lộ nhiều thách thức. Đồng thời, với các diễn biến mới từ thị trường CPTPP, doanh nghiệp cần nắm vững hơn các cam kết từ Hiệp định này, để tận dụng tốt hơn những lợi thế từ hiệp định. Ông Lương Hoàng Thái - Vụ trưởng Vụ chính sách Thương mại đa biên, Bộ Công Thương cùng bàn luận về câu chuyện này.
Sau thời gian thực thi các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đặc biệt FTA thế hệ mới như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA)… đã phát huy hiệu quả tích cực cho nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam. Doanh nghiệp đã tận dụng tốt cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu và bước đầu tạo được vị thế trên thị trường. Năm mới 2023, xuất khẩu tiếp tục được kỳ vọng là điểm sáng của nền kinh tế, đảm bảo việc làm cho người lao động và giúp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề, chưa từng có của đại dịch COVID-19, song kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của nước ta năm 2020 vẫn đạt trên 545 tỷ đô la Mỹ, và dự báo năm 2021 này sẽ vượt mốc 660 tỷ USD, đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế. "Xuất khẩu, xuất siêu và vai trò của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới" là chủ đề của Diễn đàn chủ nhật cuối cùng của năm 2021, với sự tham gia bàn luận của các vị khách mời: ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục XNK, Bộ Công Thương, bà Lê Hằng - Phó Giám đốc Trung tâm VASEP.PRO thuộc Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) và chuyên gia kinh tế Phan Đức Hiếu - Uỷ viên UB kinh tế của Quốc hội:
Tính đến hết tháng 11 tháng năm 2021, tổng kim ngạch xuất-nhập khẩu của Việt Nam đạt 602 tỷ USD tăng 22.8% so với cùng kỳ, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 11 tháng đạt 301,73 tỷ USD, tăng 18,3% so với cùng kỳ năm trước; Cán cân thương mại 11 tháng xuất siêu 1,46 tỷ USD. Ước tính tổng kim ngạch xuất-nhập khẩu năm 2021 đạt 660,1 tỷ USD tăng 21% so với năm 2020, trong đó ước tính kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 330 tỷ USD, tăng hơn 17,2% so với năm 2020; Ước tính cán cân thương mại năm 2021 xuất siêu khoảng 2,1 tỷ USD. Đó là những kết quả ấn tượng được đưa ra tại Diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu Việt Nam năm 2021” với chủ đề “Xúc tiến xuất khẩu góp phần phục hồi và phát triển kinh tế” do Bộ Công Thương tổ chức sáng nay theo hình thực trực tiếp kết hợp với trực tuyến.
Nhằm triển khai các định hướng, giải pháp của Chính phủ về thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu bền vững, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã khôi phục sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu trong giai đoạn bình thường mới, ngày 15/12 tới đây, Bộ Công Thương sẽ tổ chức Diễn đàn Xúc tiến Xuất khẩu Việt Nam năm 2021 theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến. Diễn đàn Xúc tiến Xuất khẩu Việt Nam là hoạt động thường niên do Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức tổ chức nhằm tạo diễn đàn trao đổi giữa cơ quan điều phối hoạt động xúc tiến xuất khẩu và các chủ thể tham gia hoạt động xuất khẩu; kênh đối thoại chính sách, tạo thuận lợi cho hoạt động xúc tiến xuất khẩu; nhận định các cơ hội, triển vọng cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu và khả năng chủ động của doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu. Diễn đàn năm nay có chủ đề: “Xúc tiến xuất khẩu góp phần khôi phục và phát triển kinh tế” bao gồm 2 phiên thảo luận chính, với các nội dung: Cơ hội và thách thức của một số thị trường xuất khẩu giai đoạn sau Covid-19; Chiến lược quốc gia của Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO) giai đoạn 2021-2025 và định hướng phối hợp với các đối tác về lĩnh vực thương mại tại Việt Nam; Định hướng, giải pháp xúc tiến xuất khẩu góp phần khôi phục và phát triển kinh tế. Theo dự kiến Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên sẽ chủ trì Diễn đàn. Các đại biểu tham dự gồm lãnh đạo các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố, Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp xuất khẩu; Đại diện các cơ quan Thương vụ, Văn phòng Xúc tiến thương mại Việt Nam ở nước ngoài; Lãnh đạo các tổ chức thương mại quốc tế, cơ quan nghiên cứu kinh tế… Thời gian diễn ra sự kiện theo kế hoạch từ 8h30 ngày 15/12/2021 tại Trụ sở Bộ Công Thương - 23 Ngô Quyền, Hà Nội kết hợp trực tuyến trên nền tảng Zoom và livestream trên trang fanpage của Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương./.
Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hoá 11 tháng năm 2021 đạt gần 600 tỷ đô la Mỹ (599,12 tỷ USD), tăng 22,3% so với cùng kỳ năm trước (trong đó xuất khẩu tăng 17,5%, nhập khẩu tăng 27,5%) và cán cân thương mại hàng hóa đã có xuất siêu 225 triệu USD. Vẫn còn đủ 1 tháng để nâng giá trị kim ngạch xuất khẩu cả năm nay có thể lên mức hơn 640 tỷ USD như dự báo của ngành Công Thương. Những con số biết nói này cho thấy rất nhiều điểm sáng, và cả những tồn tại tăng thêm trong hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam suốt gần một năm qua, dưới tác động của đại dịch covid-19.
Quốc hội bắt đầu hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn đối với các thành viên Chính phủ.- Hội nghị hẹp Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN diễn ra theo hình thức trực tuyến.- Kim ngạch xuất nhập khẩu năm nay dự báo vẫn đạt hơn 640 tỷ đô la Mỹ nhờ tận dụng hiệu quả hai hiệp định thế hệ mới CPTPP và EVFTA.- Hôm nay Quốc hội Nhật Bản bầu Thủ tướng và ra mắt Nội các mới.
Một trong những sự kiện quốc tế được chú ý theo dõi trong tuần là cuộc đối thoại giữa đại diện Mỹ - Trung Quốc tại Zurich, Thụy Sĩ. Đây có thể coi là bước đi tích cực hiếm hoi nhằm quản lý mối quan hệ phức tạp bậc nhất thế giới hiện nay. Cuộc đối thoại được đánh giá là mang tính xây dựng, trong một bầu không khí hòa dịu hơn nhiều so với cuộc đối thoại tại Alaska hồi tháng 3 năm nay. Điều này liệu có giúp taok ra những bước đột phá mới trong quan hệ Mỹ - Trung? Góc nhìn của mỗi bên về những tính toán của đối phương ra sao, đặc biệt là câu chuyện Trung Quốc đệ đơn gia nhập Hiệp định tiến bộ và toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) dưới góc nhìn của các nhà chính trị Mỹ như thế nào?
Giới chính trị Nhật Bản đang tỏ ra thận trọng trong việc Trung Quốc ngày 16/9 nộp đơn chính thức xin tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (gọi tắt là CPTPP). Điều này nói lên rằng có thể Nhật Bản sẽ không ủng hộ việc gia nhập của Trung Quốc.
Nộp đơn xin gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (gọi tắt là CPTPP) từ tháng 2 năm nay, mới đây, nước Anh đã chính thức bắt đầu tiến trình đàm phán sau khi 11 nước thành viên của Hiệp định nhất trí xem xét lá đơn của nước này. Đây được đánh giá là một bước đi chiến lược của Anh - như một phần trong kế hoạch từng bước xoay trục khỏi khu vực châu Âu giai đoạn “hậu Brexit”. Động thái này càng có ý nghĩa trong bối cảnh hôm nay - 23/6 đánh dấu tròn 5 năm ngày mà người dân Anh bỏ phiếu rời khỏi Liên minh châu Âu. Để có những thông tin cụ thể về triển vọng gia nhập CPTPP của Anh, BTV Đài TNVN trao đổi với bà Nguyễn Đỗ Sinh, nguyên Trưởng đại diện Thông tấn xã Việt Nam tại Anh.
Đang phát
Live