Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và các Đại biểu Quốc hội TPHCM tiếp xúc cử tri là doanh nghiệp trên địa bàn thành phố theo hình thức trực tuyến.- Thủ tướng Chính phủ yêu cầu lãnh đạo các tỉnh thành phía Nam tiếp tục vận động người dân ở lại để được tiêm vắc-xin đầy đủ; tiếp tục sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế-xã hội.- Cộng động quốc tế bày tỏ quan ngại việc Ethiopia trục xuất 7 quan chức Liên hợp quốc trong thời điểm người dân quốc gia này đang rất cần được hỗ trợ nhân đạo.- Nghiên cứu về công nghệ mRNA tạo ra vaccine ngừa COVID-19 là ứng viên sáng giá cho giải Nobel năm nay.
Cần lên kế hoạch đón du khách trở lại thế nào cho an toàn, hiệu quả trong điều kiện "bình thường mới"?- Phòng tập gym khuyến khích người cao tuổi vận động tại Singapore.- Ông Trần Phú Lộc, ở tỉnh Lâm Đồng, được mệnh danh là người mang công nghệ Nhật về cho trái hồng Đà Lạt.
Giãn cách xã hội để chống dịch đã gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp dịch vụ logistics. Giá cước vận tải tăng từ 3 đến 5 lần, thời gian vận chuyển hàng hóa tăng gấp đôi… Do đó, để lĩnh vực này phục hồi trong thời gian tới, cần ứng dụng các công nghệ logistics nhằm tạo đột phá. Đây là thông tin được đưa ra tại sự kiện ra mắt Làng công nghệ Logistics và Tọa đàm “Phục hồi chuỗi cung ứng bằng công nghệ logistics đột phá” diễn ra hôm nay. Sự kiện do Làng Công nghệ Logistics tổ chức và nằm trong khuôn khổ các hoạt động của Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia Techfest Vietnam 2021 do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức với mục tiêu tìm ra những giải pháp công nghệ sáng tạo, đột phá trong các lĩnh vực vì sự phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông thống nhất một ứng dụng phòng chống dịch COVID-19, tạo điều kiện thuận tiện cho người dân. Làm thế nào để thống nhất một ứng dụng phòng chống dịch COVID-19 có lẽ không phải là bài toán khó với các chuyên gia công nghệ. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay, đó là các công nghệ phòng, chống dịch COVID-19 đang thiếu một Nhạc trưởng, kết nối và liên thông cũng như quản lý một cách thống nhất các loại dữ liệu.
Thời gian qua, rất nhiều ứng dụng công nghệ được gợi ý cho người sử dụng tải về thiết bị di động, để khai báo y tế, tạo mã QR, đăng ký tiêm chủng,.. Tuy nhiên, khi sử dụng cho các mục đích khác nhau, người sử dụng cần cài đặt ít nhất là 2 ứng dụng, gây ra nhiều phiền toái trong quá trình sử dụng. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông thống nhất một ứng dụng phòng chống dịch COVID-19, tạo điều kiện thuận tiện cho người dân. Làm thế nào để thống nhất một ứng dụng phòng chống dịch COVID-19 có lẽ không phải là bài toán khó với các chuyên gia công nghệ. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay, đó là các công nghệ phòng, chống dịch COVID-19 đang thiếu một Nhạc trưởng, kết nối và liên thông cũng như quản lý một cách thống nhất các loại dữ liệu:
Trong bối cảnh dịch COVID -19 diễn biến phức tạp, thành phố Hà Nội đang triển khai nhiều giải pháp công nghệ trong phòng chống dịch, góp phần hỗ trợ giảm tải ngành y tế và kịp thời đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh cho người dân thủ đô. Đây cũng là một trong những giải pháp cấp bách để TP Hà Nội sẵn sàng ứng dịch bệnh cao hơn một bước so với tình hình thực tế.
Thời gian qua, trước những diễn biến rất phức tạp của dịch bệnh, tỉnh Phú Yên đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào nhiều hoạt động trong phòng chống dịch Covid-19. Qua hơn 2 tháng triển khai, việc ứng dụng công nghệ thông tin đã giúp tỉnh này từng bước kiểm soát dịch bệnh
Phiên họp toàn thể đầu tiên của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đã tập trung thảo luận, thống nhất những vấn đề then chốt của đất nước, trong vòng 5 năm tới. Đáng chú ý, để đạt được mục tiêu đề ra, trong các nhóm giải pháp, nhiệm vụ được xác định, có những nhóm nhiệm vụ Chính phủ yêu cầu thực thi ngay từ những tháng còn lại năm nay. Chính phủ xác định, bên cạnh sức người, vật lực, tài chính…cần sự chung sức, đồng lòng trong tất cả các hoạt động. Yếu tố không thể thiếu trong nỗ lực chung này, là công nghệ. Công nghệ hiện đại với những giải pháp thời 4.0 đã và đang hỗ trợ thiết thực cho nhiều hoạt động kinh tế, xã hội; cần được tiếp tục phát huy-sử dụng như thế nào để hiệu quả tích cực-nhanh hơn, góp phần thực hiện mục tiêu Chính phủ, toàn dân kỳ vọng? Ông Nguyễn Hoa Cương – Nguyên Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương và ông Nguyễn Hòa Bình – Chủ tịch Tập đoàn NextTech cùng bàn luận nội dung chủ đề: Ứng dụng 4.0 trong các hoạt động kinh tế và phòng chống dịch - góp phần thực hiện “mục tiêu kép”
Trục lợi chính sách trong phòng chống dịch – hành vi cần lên án.- Tính toán chiến lược của Trung Quốc tại Afganistan.- Loạt bài: “FTA & Vị thế của một Việt Nam chủ động hội nhập”, phần 3: “FTA mới & chiến lược hội nhập mới”.- Sử dụng công nghệ “đếm thời gian” chuẩn xác tại Olympic Tokyo 2020.
Quốc hội thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, với chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 5 năm khoảng 6,5 - 7%.- Bộ Công Thương đề xuất Chính phủ ban hành danh mục hàng hóa “cấm lưu thông” thay vì quy định chỉ lưu thông “hàng hóa thiết yếu”.- Việt Nam đã ký 3 hợp đồng chuyển giao công nghệ liên quan đến Vaccine Covid-19.- Chính phủ Xa-moa họp phiên đầu tiên, chấm dứt bế tắc chính trị kéo dài hơn 3 tháng tại quốc đảo này.- Kinh nghiệm khống chế dịch COVID-19 bùng phát trong cộng đồng của Trung Quốc – Xét nghiệm định kỳ đối với những người có nguy cơ lây nhiễm cao.
Đang phát
Live