Nổi tiếng toàn cầu với “vũ điệu rửa tay” trong đợt dịch COVID-19 trên nền nhạc của ca khúc Ghen Cô Vy, nam vũ công - biên đạo Quang Đăng có cơ hội làm việc với nhiều tổ chức lớn trên thế giới như Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc, Tổ chức Y tế Thế giới, Tổ chức CHANGES... Anh còn nhiều lần hợp tác với các cơ quan nhà nước biên đạo “vũ điệu đi bầu” cho cuộc Bầu cử Quốc hội Việt Nam khóa 15, “vũ điệu tiếp sức SEA GAMES 31” cho cho Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2021... Quang Đăng còn giúp dàn dựng vũ đạo cho nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như Hương Tràm, Erik, Đức Phúc, Vũ Cát Tường, Chi Pu,... Mới đây nhất là Mỹ Tâm và 30 chị đẹp khác trong chương trình truyền hình thực tế “Chị đẹp đạp gió rẽ sóng”.
Tại thành phố Hải Phòng, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh vừa phối hợp với Quân chủng Hải quân tổ chức tổng kết chương trình phối hợp giai đoạn 2018-2023 và ký kết chương trình phối hợp giai đoạn 2024-2029.
Tháng 8 vừa qua, Chương trình chính luận nghệ thuật với chủ đề "Mạnh giàu từ biển quê hương" do Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV), Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam - Bộ Quốc phòng và UBND tỉnh Khánh Hòa đồng tổ chức tại Quân cảng Nha Trang đã tạo dấu ấn tốt đẹp trong lòng công chúng về khát vọng làm giàu từ biển. Chương trình được dàn dựng công phu, lan tỏa tình yêu, khát vọng phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam. Thành công của Chương trình này góp phần khẳng định vai trò, uy tín của Đài Tiếng nói Việt Nam trong việc đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống.
Tối qua (12/8), tại Quân cảng Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà, Đài Tiếng nói Việt Nam, Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam - Bộ Quốc phòng và UBND tỉnh Khánh Hòa đồng phối hợp tổ chức Chương trình chính luận nghệ thuật “Mạnh giàu từ biển quê hương”. Dự chương trình có Đại tướng Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam; ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và 28 địa phương có biển. Đây là chương trình chính luận nghệ thuật tầm cỡ quốc gia, quy mô nhất từ trước đến nay. Những thông điệp về tình yêu biển, đảo, tự tôn dân tộc, ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc và khát vọng chinh phục biển, làm giàu từ biển đã được chuyển tải bằng ngôn ngữ âm nhạc, hình ảnh và những câu chuyện đời thường… để lại nhiều cảm xúc lắng đọng trong lòng khán thính giả cả nước.
Mỗi ngày có hơn 10.000 tàu cá và hàng nghìn ngư dân hoạt động, khai thác trên các vùng biển của Tổ quốc. Việc tăng cường hệ thống thông tin liên lạc cho ngư dân được các cấp ban ngành, địa phương và doanh nghiệp không ngừng xây dựng và củng cố. Những cánh sóng được lan tỏa, giúp hành trình giong buồm ra khơi của ngư dân an toàn, không chỉ giúp đánh bắt cá tôm đầy khoang mà còn góp phần khẳng định chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Trong tiết mục hôm nay, mời quý vị và các bạn nghe phóng sự: “Tăng cường thông tin biển đảo tới ngư dân” của nhóm PV Đài TNVN.
Tỉnh Quảng Nam sở hữu 125 km bờ biển với những bãi cát mịn trải dài cùng nhiều lợi thế để phát triển, đưa du lịch biển, đảo trở thành sản phẩm chủ đạo. Tại vùng ven biển, nhiều doanh nghiệp đã khai thác phát triển du lịch bền vững, tạo sinh kế giúp người dân vượt khó làm giàu.
Từ buổi bình minh của dân tộc cho đến nay, người Việt luôn gắn bó máu thịt với biển, để cho đến hôm nay biết bao thế hệ nối tiếp nhau như một lẽ tự nhiên gắn cuộc đời với biển, chinh phục biển, mưu sinh từ biển. Bờ biển Việt Nam mở ra cả 3 hướng Đông, Nam và Tây Nam nên rất thuận lợi cho việc giao lưu thương mại quốc tế và hội nhập kinh tế biển. Kinh tế biển nắm giữ tiềm năng vô cùng lớn trong hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và thúc đẩy đổi mới. Chiến lược biển Việt Nam là quyết tâm rất lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm đưa nước ta trở thành quốc gia biển để Việt Nam “MẠNH VỀ BIỂN –GIÀU TỪ BIỂN”. Nhìn lại kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng trên các vùng biển, đảo từ đầu nhiệm kỳ đến nay; và 5 năm thực hiện Nghị quyết 36/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 12 về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Năm đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045”.
Những chiếc tàu ngầm Kilo 636 – hay còn gọi là “hố đen đại dương” lần lượt cập Quân cảng Cam Ranh 12 năm trước đã đem đến một sinh khí mới cho lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam. Trải qua 12 năm xây dựng và phát triển (20/6/2011-20/6/2023), cán bộ, thủy thủ (CBTT) Lữ đoàn Tàu ngầm 189 Hải quân đã khẳng định được vai trò là lực lượng tinh nhuệ, nòng cốt, làm chủ hoàn toàn những tàu ngầm Ki lô 636 hiện đại, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; đồng thời khẳng định bước tiến của Hải quân Việt Nam trong lộ trình tiến lên hiện đại.
- Khai thác đi đôi với bảo vệ tài nguyên biển - Khánh Hoà: Làm gì để phát triển kinh tế biển xanh bền vững? - Lữ đoàn 125 Vùng 2 Hải quân bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo.
Trong hai ngày 10 và 11/06, tại Trung tâm Văn hoá Việt Nam tại Pháp, từ sáng kiến của Ban liên lạc người Việt tại châu Âu vì biển đảo Việt Nam, một cuộc hội thảo quốc tế lớn cùng triển lãm ảnh về biển đảo Việt Nam đã được tổ chức, truyền đi thông điệp về nỗ lực bảo vệ, giữ gìn chủ quyền biển đảo của Việt Nam đến bạn bè châu Âu.
Đang phát
Live