
Hưởng ứng Chiến dịch UNiTE (Đoàn kết) của Liên hợp quốc, Quỹ Vì tầm vóc Việt (VSF) đồng hành cùng Tập đoàn TH, BAC A BANK và Cơ quan Liên hợp quốc vì bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) triển khai chiến dịch “Tô cam 2023 – Chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái”.
Sáng nay, tại Công viên Thống Nhất, Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện truyền thông phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới với chủ đề “Cùng chung tay, Cùng thay đổi”. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2023. Tới dự có Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga, Thứ trưởng Bộ Công an Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc.
Tối 18/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP.HCM tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2023, với chủ đề “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xoá bỏ bạo lực trên cơ sở giới”.
“Bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em vẫn là một trong những thách thức lớn tại Việt Nam và thường bị giấu kín với 90,4% phụ nữ bị bạo lực không tìm kiếm sự giúp đỡ từ chính quyền và một nửa trong số họ không bao giờ kể với bất kỳ ai về việc họ bị bạo lực”. Số liệu trên được nêu ra tại chương trình “Bữa sáng Ruy băng trắng” với chủ đề “Vai trò của truyền thông trong thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực giới” diễn ra sáng 17/11 tại TP.HCM.
Nhiều phụ nữ ở Đà Nẵng là nạn nhân các vụ bạo lực gia đình. Đây là thông tin được nêu ra tại Lễ phát động "Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2023" do UBND thành phố Đà Nẵng tổ chức sáng nay (14/11).
Đầu năm học mới 2023 - 2024, liên tiếp xảy ra những vụ bạo lực học đường khiến dư luận không khỏi bức xúc. Điều đáng lo ngại là bạo lực học đường không chỉ trở nên phổ biến mà tính chất côn đồ, hung hãn cũng ngày càng gia tăng. Nếu như không ngăn chặn kịp thời thì ranh giới dẫn tới phạm tội vị thành niên là rất mong manh. Bạo lực học đường cần được nghiêm túc nhìn nhận ra sao?
Chính phủ Pháp hôm qua đã công bố “Chương trình chống nạn bạo lực học đường” đang ngày càng trở nên nhức nhối tại Pháp khi gần 1 triệu học sinh trung học tại Pháp đã trở thành nạn nhân trong 3 năm vừa qua, thậm chí nhiều học sinh đã tìm đến cái chết sau khi bị bạn bè bắt nạn trong thời gian dài.
Trong 19 năm, Tổng đài điện thoại Quốc gia bảo vệ trẻ em 111 đã tiếp nhận gần 5.400 cuộc gọi đến; hỗ trợ, can thiệp cho hơn 9.600 trẻ em. Đáng chú ý, các ca tư vấn liên quan đến xâm hại, bạo lực trẻ em tăng mạnh trong những năm gần đây.
Thời gian qua, tình trạng trẻ em bị bạo lực, xâm hại đang gây nhiều lo lắng trong xã hội. Và vấn đề này chỉ được giải quyết khi tìm được nguyên nhân, đề ra giải pháp và hành động bằng tấm lòng, trách nhiệm, trái tim yêu thương với trẻ em. Vì vậy, tháng hành động vì trẻ em năm nay có chủ đề “Chung tay giảm thiểu tổn hại trẻ em” nhằm huy động sự chung tay của toàn xã hội cùng Đảng, Nhà nước, Chính phủ trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em; qua đó, tiếp tục xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh, thân thiện cho trẻ em.
Căng thẳng ở biên giới Serbia và Kosovo tiếp tục leo thang khiến quân đội Serbia được đặt trong tình trạng báo động cao sau các cuộc đụng độ giữa cảnh sát và người Serbia ở Kosovo làm hơn chục người bị thương. Các quốc gia phương Tây kêu gọi hai bên kiềm chế và tìm các giải pháp thông qua đàm phán.
Đang phát
Live