
Bạo lực học đường không phải vấn đề mới, nhưng lại tiếp tục nổi lên đầy nhức nhối ngay trong Tháng thanh niên này. Từ học sinh đánh nhau trong lớp đến phụ huynh nhờ “xã hội đen” hành hung học sinh ngay giữa đường, rồi một nhóm côn đồ hành hạ, “chôn sống” một học sinh 17 tuổi, quay video rồi tung lên mạng Internet. Câu hỏi được rất nhiều người đặt ra là: Vì sao những hành xử côn đồ, đặc biệt ở lứa tuổi học sinh ngày càng nghiêm trọng, bất chấp nỗ lực của các cơ quan chức năng? Vậy, phải làm gì để ngăn chặn và đẩy lùi vấn nạn này?
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, nhiều bằng chứng, số liệu trên thế giới và tại Việt Nam cho thấy tỷ lệ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gia tăng từ 30% - 300%. Phần lớn những phụ nữ ấy chưa bao giờ kể với bất cứ ai và cũng không tìm kiếm bất kỳ sự hỗ trợ nào từ phía các cơ quan chính quyền. Phía sau những cánh cửa đóng kín là những nỗi đau dai dẳng, âm ỉ, cứ triền miên kéo dài hết ngày này sang tháng khác qua năm khác. Và người phụ nữ vẫn luôn âm thầm chịu đựng.
Không quen biết nhau từ trước và cũng chẳng phải vì mâu thuẫn, thù hằn nghiêm trọng, nhưng một nam thanh niên đã bị một lái xe bán tải đánh đến chảy máu và gãy cả răng tại Hà Nội. Nguyên nhân chỉ vì thanh niên này nhắc nhở lái xe dừng đèn đỏ quá lâu, khiến các phương tiện phía sau bị ùn tắc hàng dài. Thực tế cho thấy, chỉ từ những xích mích nhỏ khi tham gia giao thông, rất nhiều hành vi bạo lực, côn đồ đã xảy ra, gây nhiều hệ lụy và bức xúc. Để có thêm góc nhìn về câu chuyện thu hút sự chú ý của dư luận này, ngay sau đây, chúng tôi có cuộc trao đổi trực tiếp với ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và ông Nguyễn Ngọc Phú, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư kí Hội Khoa học Tâm lí – Giáo dục Việt Nam.
-Chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ, trẻ em là ưu tiên hàng đầu.- Xử lý rác viễn thông, rác trên mạng xã hội cần sự chung tay của cộng đồng.
- Chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ, trẻ em là ưu tiên hàng đầu - Xử lý rác viễn thông, rác trên mạng xã hội cần sự chung tay của cộng đồng.
Hôm nay là ngày phụ nữ Việt Nam 20-10. Ngày Phụ nữ Việt Nam là ngày mà những người phụ nữ xứng đáng được tôn vinh, được nâng niu bởi những gì họ đã hy sinh, cống hiến cho gia đình, xã hội. Họ có quyền được hưởng hạnh phúc. Nhưng thật buồn là vẫn còn không ít phụ nữ đang bị bỏ quên, thậm chí bị bạo lực. Vì sao nạn bạo lực phụ nữ lại tăng trong thời gian này? Phóng viên Nguyễn Trần Anh Thu – Ban văn hóa xã hội VOV2 của Đài TNVN cùng bà Vũ Tuyết Anh, chuyên gia đường dây nóng của Văn phòng hỗ trợ người bị bạo lực giới, Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học về giới, gia đình, phụ nữ và vị thành niên cùng bàn về nội dung này.
- Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dự Lễ công bố Trang thông tin điện tử, ứng dụng trên thiết bị di động và Bộ nhận diện của Năm Chủ tịch AIPA 2020.- Bệnh viện Bạch Mai bác tin đồn có ca bệnh Covid-19.- Cộng đồng quốc tế quan ngại về tình hình bạo lực tại Belarus sau bầu cử.- Một số hãng công nghệ trên thế giới đang bước vào cuộc đua phát triển công nghệ 6G, hứa hẹn mở ra kỷ nguyên "internet vạn vật xung quanh"; trong đó con người, các vật thể và không gian kết nối với các giải pháp trí tuệ nhân tạo.
- Khai mạc phiên họp thứ 47 Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Thảo luận về Luật Cư trú sửa đổi, nhiều ý kiến đề xuất thay thế số hộ khẩu bằng mã định danh cá nhân, tạo thuận lợi cho người dân.- Nước ta ghi nhận thêm 6 ca mắc Covid-19 mới, 2 ca tử vong liên quan đến Sars-CoV-2. Còn tại Quảng Trị, thành phố Đông Hà sẽ thực hiện giãn cách xã hội từ 19h tối nay, theo Chỉ thị 16.- Kết thúc đợt 1 kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020, ngay trong ngày mai 11/8, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ chỉ đạo các Hội đồng tiến hành công việc chấm thi.- Trong một động thái được cho là nhằm đáp trả việc Mỹ, Trung Quốc tuyên bố trừng phạt 11 cá nhân nước này.- Tình hình Liban tiếp tục là tâm điểm chú ý của thế giới khi biểu tình bạo lực tiếp tục bùng phát mạnh tại thủ đô Beirut trong ngày thứ 2 liên tiếp.
- Tổ chức World Vision: Chấm dứt bạo lực thân thể trẻ em trong gia đình và trường học.- Tình cảm của nhân dân Lào với Bác Hồ.
Báo cáo "Điều tra Quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019" công bố mới đây cho thấy, cứ 03 phụ nữ thì có gần 02 phụ nữ (gần 63%) bị một hoặc hơn một hình thức bạo lực. Còn theo một báo cáo của Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, từ năm 2012 đến hết 2017, cả nước xảy ra trên 139.000 vụ bạo lực gia đình. Những vụ án mạng chỉ xảy ra sau một cánh cửa mà nạn nhân thường là người yếu thế phụ nữ và trẻ em. Những con số rùng mình này cho thấy, bạo lực gia đình đang là vấn đề đau lòng và là hồi chuông báo động cho toàn xã hội. Dù, Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Trẻ em, Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 đều đã có những quy định về vấn đề này.
Đang phát
Live