
Xem COVID-19 là bệnh nghề nghiệp, phòng dịch sẽ thay đổi ra sao?- Lễ tiễn mùa Đông-đón mùa Xuân mang niềm vui đến cho người dân Nga- Giúp phụ nữ dân tộc thiểu số ngăn ngừa bạo lực gia đình
Phổ Yên vừa được cộng nhận lên thành phố, tỉnh Thái Nguyên nhưng có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số vẫn chiếm trên 30%. Với quyết tâm phấn đấu hoàn thành các mục tiêu của một thành phố trực thuộc tỉnh, trong những năm qua Phổ Yên đã rất quan tâm đến chính sách dành cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng núi, trong đó trọng tâm là công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Nhân Ngày gia đình VIệt Nam( 28/2), phóng viên Đài TNVN có bài ghi nhận tại xã Minh Đức, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030 đặt mục tiêu 100% địa phương có mô hình ứng phó với bạo lực gia đình..- Vietnam Airlines khai thác chuyến bay quốc tế thường lệ đầu tiên từ Phnompenh (Campuchia) đến Thành phố Hồ Chí Minh.- Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) có hiệu lực vào ngày 1/1/2022 được cho là sẽ tạo ra một luồng gió mới thúc đẩy sự phục hồi của khu vực sau đại dịch COVID-19.- Thái Lan lần thứ 6 vô địch bóng đá Đông Nam Á.- Bình luận: bức tranh thế giới năm 2022 với những hy vọng vào gam màu tươi sáng.
-Trong giai đoạn chịu tác động của dịch bệnh COVID-19, tình trạng bạo lực gia đình đã gia tăng ở nhiều nơi, thể hiện bằng việc các đường dây nóng bảo vệ trẻ em và phụ nữ ( tổng đài 111, 1900969680, 02433335599, 18001769,...) thường xuyên nhận được cuộc gọi đề nghị giúp đỡ. Làm gì để giảm tình trạng bạo lực gia đình, bạo lực giới, góp phần thu hẹp khoảng cách giới? Nội dung này được phản ánh trong mục Vấn đề xã hội. -Mục Sắc màu cuộc sống: Tỉnh Cao Bằng nỗ lực đầu tư, xây dựng di tích rừng Trần Hưng Đạo thành nơi bảo tồn các giá trị lịch sử trên hành trình du lịch của du khách.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngày 06/08 đã họp khẩn về tình hình Afghanistan trong bối cảnh xung đột tại nước này tiếp tục diễn biến phức tạp trong những tháng gần đây.
Ngay trong Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình năm nay, vụ việc một nữ nghệ sĩ bị chồng cũ hành hung cả trong và sau hôn nhân vừa được phơi bày khiến dư luận không khỏi xót xa. Trước đó, nhiều vụ việc nghiêm trọng khác cũng đã được biết đến. Điều tra quốc gia lần thứ hai về bạo lực đối với phụ nữ nước ta năm 2019 chỉ ra thực tế đáng báo động: Trung bình, cứ 3 phụ nữ kết hôn thì có 1 người bị bạo lực về thể xác hoặc bạo lực tình dục trong đời. Luật phòng chống bạo lực gia đình đã thực thi được gần 13 năm nhưng vì sao những hành vi vi phạm pháp luật vẫn không giảm? Làm sao để ngăn chặn vấn nạn này vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải đáp thỏa đáng và Luật phòng chống bạo lực gia đình cần được sửa đổi ra sao hướng đến một xã hội hạnh phúc – là nội dung được chúng tôi đề cập trong chương trình hôm nay.
Luật phòng, chống bạo lực gia đình đã qua gần 13 năm thực thi. Bên cạnh những kết quả đạt được, Luật này cũng bộc lộ nhiều hạn chế trong quá trình vận dụng vào thực tiễn. Đáng chú ý, Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch – cơ quan chủ trì soạn thảo Luật cũng đã đề xuất Chính phủ sửa đổi, bổ sung văn bản pháp lý này để phù hợp với bối cảnh mới và nhận được nghị quyết 178-VPCP ngày 12/12/2020 của Văn phòng chính phủ đồng ý sửa đổi Luật. Trong thời gian qua, với sự hỗ trợ của UNFPA, mạng lưới Ngăn ngừa và Ứng phó với bạo lực giới (GBVnet) đã tiến hành nhiều hoạt động để góp ý cho Luật PCBLGĐ từ góc độ của các tổ chức xã hội, từ đó đã đưa ra những khuyến nghị nhằm đảm bảo luật được chỉnh sửa sẽ phản ánh đúng tình hình thực tế sẽ đi được vào cuộc sống khi triển khai. Nhằm góp thêm những tiếng nói từ thực tế, BTV Đài TNVN trao đổi cùng bà Nguyễn Vân Anh - Chủ tịch sáng lập Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng khoa học về Giới - Gia đình - phụ nữ và vị thành niên (gọi tắt là CSAGA); bà Nguyễn Thu Giang, Phó giám đốc Viện Phát triển Sức khoẻ cộng đồng Ánh Sáng (gọi tắt là Viện LIGHT) về Khuyến nghị của các tổ chức xã hội trong sửa đổi bổ sung trong Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007.
Hôm nay 15/06, các nhóm cực hữu và những người theo chủ nghĩa dân tộc tại Israel tổ chức cuộc tuần hành “Những ngọn cờ” ở bên trong và ngoài Thành Cổ ở Đông Jerusalem, để kỷ niệm sự kiện Israel sáp nhập vùng đất này vào năm 1967. Các Đảng phái Palestine đã coi cuộc tuần hành này là một sự khiêu khích lớn, đồng thời kêu gọi đáp trả bằng “Một ngày thịnh nộ” ở cả dải Gaza và Bờ Tây chiếm đóng.
Khởi động bằng một cuộc tấn công tên lửa từ dải Gaza vào miền Nam Israel, bạo lực tại khu vực Đông Jerusalem tiếp tục leo thang nghiêm trọng trong những ngày gần đây. Các cuộc đụng độ giữa cảnh sát Israel với người Palestine liên tục diễn ra với hàng chục người thiệt mạng, hàng trăm người bị thương, trong khi lực lượng dân quân tại dải Gaza phóng hơn 100 quả rốc-két vào lãnh thổ Israel và Israel đáp trả bằng cách không kích các mục tiêu quân sự trong dải Ga-za. Các tổ chức đa phương như Liên hợp quốc, Liên đoàn Ả-rập đã phải triệu tập các phiên họp bất thường để bàn về những diễn biến căng thẳng tại Jerusalem, nhấn mạnh các nguyên tắc về tôn trọng luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, với xung đột xuất phát từ những nguyên nhân mang tính lịch sử, với những quan điểm cứng rắn từ cả Israel và Palestine, đâu là cơ hội để “hạ nhiệt” tình hình tại Jerusalem hiện nay?
Mỹ, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Liên minh châu Âu (EU) vừa có một tuyên bố chung lên án các hành động bạo lực xảy ra những ngày qua tại Afghanistan yêu cầu tất cả các bên thực hiện ngay các bước đi nhằm giảm bạo lực, đặc biệt là tránh gây thương vong cho dân thường.
Đang phát
Live