Cùng với sức nóng của cuộc đua bầu cử Tổng thống Mỹ, thị trường dự đoán kết quả cũng không kém phần sôi động. Và giữa vô vàn các công thức phức tạp, một tiệm bánh ở bang Ohio, Trung Tây nước Mỹ đã nghĩ ra một phương pháp "có một không hai" để dự đoán Chủ nhân tiếp theo của Nhà trắng.
Cuộc đua bầu cử Tổng thống Mỹ đang bước vào những ngày cuối cùng. Cả bà Kamala Harris và ông Donald Trump đều đang “dốc toàn lực” cho những bang chiến trường quan trọng có thể quyết định kết quả cuối cùng.
Thượng nghị sĩ Imee Marcos, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Philippines hôm nay cho rằng nước này cần phải chuẩn bị cho tác động mà cuộc bầu cử TT Mỹ sẽ ảnh hưởng đến đất nước cũng như thế giới.
Chỉ còn chưa đầy 1 tuần nữa là đến thời khắc quyết định của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay, và đến thời điểm này, hai ứng cử viên là Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris (Ka-ma-la Ha-rít) và ông Donald Trump (Đô-nan Trăm) vẫn đang so kè từng điểm số ủng hộ. Trong những ngày vận động tranh cử cuối cùng, cả hai nỗ lực chinh phục những cử tri còn đang lưỡng lự, đặc biệt là tại 7 bang chiến trường. Trong cuộc bầu cử năm nay, mặc dù bà Kamala Harris xuất phát muộn hơn ông Donald Trump rất nhiều, nhưng bà đã có sự “tăng tốc” ngoạn mục, thậm chí vượt lên dẫn trước trong nhiều cuộc thăm dò dư luận. Trong khi đó, ông Donald Trump sau thời gian lúng túng bởi sự kiện thay thế ứng cử viên của đảng Dân chủ đã dần lấy lại nhịp độ.
Sau cuộc tổng tuyển cử đầy khó khăn vừa qua, Liên minh cầm quyền ở Nhật Bản gồm đảng Dân chủ Tự do (LDP) và đảng Công Minh đã chính thức mất thế đa số, khi chỉ giành được tổng cộng 215 trong tổng số 465 ghế tại Hạ viện - không đạt được mục tiêu 233 ghế và thấp hơn nhiều so với nhiệm kỳ trước. Trong tuyên bố của mình, Thủ tướng Nhật Bản Shigere Ishiba mô tả kết quả bầu cử là khó khăn và thừa nhận liên minh cầm quyền sẽ đối diện vô vàn thách thức.
Cuộc đua vào Nhà Trắng càng lúc càng nóng. Theo cuộc thăm dò mới nhất do CNN thực hiện, cả hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ đều đạt tỷ lệ ủng hộ ngang bằng nhau ở mức 47%, cho thấy một cuộc cạnh tranh khốc liệt đang diễn ra, khi từ nay đến ngày bầu cử chính thức chỉ còn cách gần chục ngày nữa.
Trong những ngày cuối cùng của chiến dịch chạy đua vào Nhà Trắng 2024, hai ứng viên Tổng thống Mỹ là cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump và Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đang nỗ lực không ngừng để giành được lá phiếu tại các bang chiến địa. Đây được xem là mùa bầu cử kịch tính nhất trong lịch sử hiện đại nước Mỹ với kết quả được dự báo sẽ rất sít sao giữa hai ứng cử viên. Trong khi đó, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay chứng kiến số lượng cử tri đi bỏ phiếu sớm tăng cao với tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu sớm đang phá vỡ kỷ lục ở các tiểu bang dao động như Georgia và Bắc Carolina. Ứng cử viên nào đang giành ưu thế trong chặng đua nước rút? Và việc tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu sớm tăng kỷ lục trong năm nay cho thấy điều gì?
Xây dựng cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh trong bối cảnh chuyển đổi xanh.- Tăng cường kiểm tra, ngăn chặn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp cuối năm.- Bầu cử Mỹ 2024 với chặng đua nước rút.- Trái phiếu bất động sản hấp dẫn trở lại
Dành thời gian đi vận động tranh cử, chi tiền bạc mạnh tay cho chiến dịch của cựu Tổng thống Donald Trump….Có thể nói, hơn hai tháng qua, tỷ phú công nghệ Elon Musk “đánh cược” sự nghiệp kinh doanh vào kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Thậm chí ông nói “Nếu ông Trump thua thì tôi tiêu đời”. Việc ông Musk “tất tay” trong nỗ lực ủng hộ ứng cử viên Donald Trump có lẽ không chỉ vì mục tiêu chính trị? Nếu “ván cược” này thành công, nghĩa là ông Donald Trump thắng cử, Elon Musk liệu sẽ nhận được những gì?
Trong “cuộc đua nước rút” tới Nhà trắng, hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ là bà Kamala Harris và ông Donald Trump cuối tuần này đã có các cuộc vận động tại Pennsylvani và Michigan. “Không hẹn mà gặp”, cả bà Kamala Harris và ông Donald Trump đều huy động tới sức mạnh của những người nổi tiếng ở 2 bang phải thắng này.
Đang phát
Live