Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và chỉ đạo hội nghị trực tuyến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai nhiệm vụ năm tới.- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bảo hiểm xã hội Việt Nam làm thay đổi thói quen của người dân, không mua vàng mà mua bảo hiểm xã hội – đây là chìa khóa xây dựng lưới an sinh xã hội bền vững.-Bồ Đào Nha và Singapo phát hiện những trường hợp đầu tiên mắc biến thể mới của virus SARS-CoV-2.- Bất chấp dịch bệnh Covid-19, người dân nhiều nước trên thế giới vẫn lạc quan, cố gắng tận hưởng không khí Giáng sinh một cách an toàn và ấm áp nhất.
Người tham gia bảo hiểm có thể ngồi tại nhà vẫn theo dõi được quá trình tham gia, lịch sử thụ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, mã số bảo hiểm và cơ sở khám chữa bệnh y tế...nhờ vào một chiếc điện thoại thông minh. Đây là tiến bộ đáng kể từ ứng dụng bảo hiểm xã hội số mà Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa cung cấp, khắc phục tình trạng người tham gia bảo hiểm xã hội rất khó khăn khi tiếp cận hồ sơ bảo hiểm của mình như trước đây. Tuy nhiên, ứng dụng này sẽ mang lại những lợi ích nào cho người dân? Khi số hóa hồ sơ bảo hiểm, đâu là những vấn đề người lao động cần quan tâm?
- Thị trường bảo hiểm 2020 chốt sổ ấn tượng tăng trưởng 15%, trong khi nhiều ngành đang chịu tác động tiêu cực từ dịch Covid-19.- Nhận định chuyên gia về diễn biến cần chú ý trên thị trường dầu thô thế giới
Nợ đọng, trốn đóng bảo hiểm xã hội là vấn đề nhức nhối, gây thiệt thòi quyền lợi cho hàng trăm ngàn lao động. Tại TPHCM, thực trạng trốn, nợ đọng Bảo hiểm xã hội vẫn tiếp diễn nhiều ở các doanh nghiệp. Tính đến hết tháng 10/2020, số nợ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp ở TPHCM đã vượt quá con số 4300 tỷ. Ngành Bảo hiểm xã hội TPHCM đã và đang nỗ lực truy thu món nợ dai dẳng này
Bảo hiểm vi mô là bảo hiểm dành cho các hộ gia đình có thu nhập thấp hoặc các cá nhân có số tiền tiết kiệm nhỏ, được thiết kế riêng, phù hợp với các tài sản có giá trị thấp. Bảo hiểm vi mô thường xuất hiện ở những đất nước đang phát triển, nơi mà thị trường bảo hiểm hiện tại hoạt động không hiệu quả hoặc thậm chí không tồn tại. Giá trị bảo hiểm vi mô thấp hơn những loại bảo hiểm thông thường khác, vì vậy những người mua loại bảo hiểm này chỉ cần đóng số tiền bảo hiểm nhỏ hơn đáng kể. Chính phủ đã trình Nghị định về Bảo hiểm vi mô của các tổ chức chính trị-xã hội, tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này.
Tình trạng nợ Bảo hiểm xã hội kéo dài của các Doanh nghiệp đang ở mức độ báo động, không những hệ lụy trực tiếp đến người lao động (NLĐ) mà còn gây rất nhiều phiền toái cho cơ quan BHXH, các cơ quan quản lý lao động. Tính đến tháng 10 năm nay, các đơn vị, doanh nghiệp trên cả nước còn nợ BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, với tổng số tiền gần 22 nghìn tỉ đồng, chiếm 5,4% số phải thu, tăng 0,5% so với cùng kỳ năm 2019.
- Đảm bảo chế độ bảo hiểm cho người lao động – giải pháp phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt. - Xu hướng mua bán sáp nhập (M&A) doanh nghiệp BĐS. - PV Đài TNVN phỏng vấn ông Vũ Bá Phú – Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công thương: "Làm thế nào để các Doanh nghiệp Thương hiệu quốc gia tiếp tục tỏa sáng".
- Doanh nghiệp chăm lo đời sống người lao động thời kỳ dịch Covid-19 - Nhìn lại hoạt động xuất khẩu 2020 & những vấn đề đặt ra - Phát triển sản phẩm đặc sản vùng miền ở vùng Tây Bắc gắn với Chương trình 964.
Sau 11 năm triển khai, chính sách bảo hiểm thất nghiệp đã dần đi vào cuộc sống, được cả người lao động và doanh nghiệp đón nhận một cách tích cực. Hiện có hơn 13 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Nhiều người mất việc đã được thụ hưởng chính sách này, đặc biệt là trong đợt dịch covid-19 vừa qua.
- Chuyển đổi số – Giải pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp logistics vượt khó thời Covid.- BHXH Việt Nam hỗ trợ doanh nghiệp chịu tác động từ đại dịch.- Chuyên mục Cafe Doanh nhân là cuộc trò chuyện giữa phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam với doanh nhân Nguyễn Lâm Thanh – Đại diện Tiktok Việt Nam về nội dung “Hướng người dùng Tiktok vào hoạt động thương mại điện tử lành mạnh"