
Dịp tập kết ra Bắc năm 1954, Cà Mau là nơi tập trung nhiều bộ đội tập kết nhất. Cũng dịp này, người dân địa phương đã gửi tặng Bác Hồ cây vú sữa miền Nam. Cây vú sữa được Bác trồng, chăm sóc và người dân địa phương rất tự hào vì điều đó.
Chỉ bàn làm, không bàn lùi: Giải pháp hiện thực hoá các nhiệm vụ trọng tâm của Nghị quyết Đại hội XIII về phát triển cơ sở hạ tầng.- Tăng cường kiểm tra, ngăn chặn thiết bị phòng cháy chữa cháy không rõ nguồn gốc.- Chiến lược nào sẽ giúp Indonesia đạt được mục tiêu khẳng định vị thế trong cuộc đua tăng tốc xích lại gần châu Phi?- Nhiều thành tựu đáng kể suốt 55 năm thực hiện di chúc Bác Hồ của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Nghệ An.
9 giờ 47 phút ngày 2/9/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về “cõi người hiền”, để lại muôn vàn tiếc thương cho dân tộc ta và bạn bè năm châu. Bác đã đi xa, nhưng bản di chúc mà Người để lại đã trở thành thiêng liêng, bất hủ, như một nguồn sức mạnh của dân tộc.Di chúc là tác phẩm bàn về xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, là phác thảo lý luận sự nghiệp đổi mới ở nước ta. Di chúc của Người còn là văn kiện lịch sử vô giá, làm nổi bật những tư tưởng cơ bản, cốt cách, tâm hồn cao đẹp và đạo đức trong sáng của Bác Hồ, là ngọn đèn soi sáng con đường đi tới vinh quang và thắng lợi của dân tộc ta, Đảng ta.
Trong di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh công bố năm 1969, Bác “để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng”. Người căn dặn “Nhân dân ta rất anh hùng dũng cảm, hăng hái cần cù”. “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và vǎn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.” Khắc ghi lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng với người dân cả nước, bà con các dân tộc Tây Nguyên đã không ngừng đoàn kết, tích cực lao động, xây dựng quê hương ngày thêm giàu đẹp, cho cuộc sống ấm no hạnh phúc.
Học tập và làm theo Bác Hồ không chỉ là khẩu hiệu mà còn là hành động thiết thực. Tại “Không gian văn hóa Bác Hồ”, học sinh tiểu học ở Bình Dương được xem những bộ phim tài liệu về cuộc đời và sự nghiệp của Bác, đọc những câu chuyện về Bác và tham gia các trò chơi mang tính giáo dục. Từ đó, các em càng thêm nỗ lực học tập thật tốt, tham gia các hoạt động tình nguyện để trở thành những con ngoan trò giỏi, góp phần xây dựng đất nước.
Chắc hẳn trong cuộc đời của mỗi người đều có những năm tháng khó quên. Quãng thời gian đó giúp bản thân trưởng thành hơn, thậm chí có thể tạo nên bước ngoặt thay đổi cả cuộc đời. Đối với ông Trần Viết Hoàn, nhiều năm được làm nhiệm vụ bảo vệ Bác Hồ tại khu nhà sàn ở Phủ Chủ tịch đã giúp người cận vệ này sớm tìm được chân lý cuộc sống. Cảm nhận sâu sắc nhân cách vĩ đại, trái tim lớn của vị lãnh tụ trong ngôi nhà sàn ở Phủ Chủ tịch, suốt cuộc đời ông Trần Việt Hoàn đã không ngừng học tập và làm theo phong cách, đạo đức Hồ Chí Minh. Câu chuyện về người cận vệ coi Bác Hồ như người Cha của mình và luôn nỗ lực để học theo tấm gương sáng sẽ được kể trong chương trình Chân dung cuộc sống hôm nay.
Gần 60 năm xa quê hương hoạt động Cách mạng, dù chỉ về thăm quê được 2 lần, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn đau đáu một nỗi niềm, một tình cảm trọn vẹn dành cho quê hương. Điều này thể hiện qua hàng chục bức thư Người gửi về quê. Giữa năm 1969, tiên lượng được sức khỏe của mình, cùng với di chúc để lại cho đất nước, ngày 21/7, Người đã viết và gửi bức thư cuối cùng cho BCH Đảng bộ Nghệ An. Bức thư có giá trị như một bản di chúc thiêng liêng của người đối với quê hương. Sau 55 năm Người đi xa, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Nghệ An đã và đang nỗ lực thực hiện di huấn của Người, đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế xã hội, chăm lo đời sống cho nhân dân.
Tượng đài Bác Hồ cùng các dân tộc Tây Nguyên tại Quảng trường Đại Đoàn Kết được ví như "trái tim" của thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Từ lâu, nơi đây đã trở thành biểu tượng cho tình đoàn kết, lòng yêu nước và sự gắn bó keo sơn giữa đồng bào các dân tộc Tây Nguyên với Bác Hồ. Nhân dịp Quốc khánh 2/9, Nguyễn Thảo - PV Đài TNVN thường trú tại Tây Nguyên có bài giới thiệu về tượng đài và tình cảm sâu đậm của người dân địa phương đối với lãnh tụ. Mời quý vị cùng nghe.
Đón Tết Độc lập luôn là sự kiện đặc biệt của bà con các dân tộc Pa Cô, Vân Kiều, Tà Ôi, Cơ Tu, Pa Hy… ở vùng cao A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ngày nay, trong những ngôi nhà của đồng bào các dân tộc ở huyện vùng cao này, nhà nào cũng thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh với lòng tôn kính đặc biệt. Dịp 2/9 năm nay, bà con thành kính dâng nén hương tỏ lòng biết ơn Bác Hồ.
- Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Di sản vô giá của dân tộc. - Đảng bộ Agribank chi nhánh Bắc Thanh Hóa: Nâng cao vai trò lãnh đạo toàn diện của Ðảng.
Đang phát
Live