Dù chưa thể đưa lao động ra nước ngoài với tần suất như trước đây, nhưng việc một số thị trường truyền thống lớn như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) tiếp nhận lao động trở lại, đang là tín hiệu tích cực trong lĩnh vực đưa lao động ra nước ngoài làm việc cũng như người lao động có mong muốn ra nước ngoài làm việc.- Thị trường xuất khẩu lao động bắt đầu khởi động trở lại sau một thời gian dài gián đoạn vì đại dịch Covid-19 hứa hẹn sẽ đem lại nhiều cơ hội việc làm cho người lao động; đồng thời cũng góp phần giải quyết vấn đề việc làm tại nước ta hiện nay. Tuy nhiên, việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài trong bối cảnh dịch bệnh vẫn đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ, thị trường có thể bị chi phối bất kỳ lúc nào nếu dịch bệnh bùng phát. Bên cạnh việc đảm bảo an toàn cho người lao động khi đi làm việc ở nước ngoài, thì nhiệm vụ thúc đẩy xuất khẩu lao động sau đại dịch cũng được đặt ra bức thiết. Bàn về nội dung này với khách mời là bà Trần Thị Vân Hà, Trưởng phòng Thông tin và truyền thông, Cục quản lý Lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Làm gì để thúc đẩy thị trường xuất khẩu lao động, đồng thời đảm bảo an toàn cho người lao động khi đi làm việc ở nước ngoài?- Khám phá cung đường Tây Bắc - Pu Nhi Farm.- Chữa cháy cho tàu bay của lính cứu hỏa ở phi trường Tân Sơn Nhất có gì khác biệt?
- Những bất cập nào trong sử dụng tài chính công ở Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được Kiểm toán Nhà nước chỉ ra?- Đề án thu phí đối với ô tô sử dụng đường cao tốc được đầu tư bằng ngân sách nhà nước: Liệu có phải “phí chồng phí”?- Ứng dụng điện thoại giúp nhắc nhở người dân giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc.- Tình hình hỗn loạn tại Kysgystan sau bầu cử.
Thưa quý vị thính giả! Thống kê của Bộ LĐTBXH trong 6 tháng qua, toàn quốc xảy ra gần 3,400 vụ tai nạn lao động khiến hàng nghìn người bị tai nạn, hàng trăm người chết, thiệt hại về tài sản gần 518 tỷ đồng. Giải pháp nào xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động? Chúng tôi đề cập nội dung này trong Xã hội chuyển động hôm nay. Chương trình còn ghi nhận hiệu quả xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Thái Nguyên và Vĩnh Phúc.
Luật Công đoàn năm 1957, Luật Công đoàn năm 1990, Luật Công đoàn năm 2012 cùng nhiều văn bản Luật từ quá khứ đến hiện hành đều quy định về tài chính công đoàn. Luật Công đoàn năm 2012 (hiện hành) quy định cụ thể “Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội, là cơ sở pháp lý đảm bảo điều kiện vật chất cho tổ chức công đoàn, chăm lo tốt hơn cho người lao động”. Thế nhưng vì sao đến thời điểm này, chuyện “có nên duy trì thu phí công đoàn 2%” lại được đặt ra - được dư luận quan tâm, xới xáo? Biên tập viên Thu Trang và ông Bùi Sỹ Lợi – Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội sẽ bàn luận, góp một góc nhìn về vấn đề này.
Khi chuyển sang hình thức dạy học trực tuyến để hạn chế lây lan dịch bệnh Covid-19, anh John Barry , một giáo viên tại Nashua, Mỹ đã phát hiện một số học sinh của mình không có góc học tập riêng. Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả học của các em. Chính vì vậy, anh đã khởi xướng dự án đóng bàn học gỗ cho học sinh nghèo, tạo điều kiện để các em tập trung học tập.
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố Ngày kỹ năng lao động Việt Nam và khai mạc Kỳ thi Kỹ năng nghề quốc gia lần thứ XI năm 2020.- Đà Nẵng đón đoàn khách đầu tiên sau hơn 2 tháng tạm dừng hoạt động du lịch để phòng, chống dịch COVID-19.- Binh đoàn 18 thực hiện bay cấp cứu y tế thành công một bệnh nhân bị nạn trên quần đảo Trường Sa.- Một số trường Đại học bắt đầu công bố điểm chuẩn trúng tuyển năm 2020.- Nhà Trắng: Tình hình sức khỏe của Tổng thống Donald Trump đã cải thiện và không có chuyện Tổng thống phải chuyển giao quyền lực.- Tròn 1 tuần các cuộc giao tranh quân sự xảy ra tại khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh giữa Armenia và Azerbaijan.
Sau Quyết định 1486 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 04/10 hàng năm đã trở thành ngày Kỹ năng lao động Việt Nam. Tầm quan trọng của lao động có kỹ năng-trình độ cao với sự phát triển của đất nước một lần nữa được khẳng định – trở thành động lực to lớn đối với các bên liên quan trong hoạt động giúp nâng cao kỹ năng cho người lao động. Có một ngày lễ, một ngày kỷ niệm - để nhắc nhớ và tôn vinh - không khó. Vấn đề là sau động lực tinh thần này, các bên liên quan phối hợp triển khai những nhiệm vụ gì, hiệu quả thực chất tới đâu - vì mục tiêu, kỳ vọng Chính phủ đã đặt ra trong Quyết định quan trọng này? Bài viết của phóng viên Thu Trang:
Sáng nay, Bộ Lao động thương binh và xã hội công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: lấy ngày 04/10 hàng năm là ngày Kỹ năng lao động Việt Nam. Quyết định khẳng định tầm quan trọng của lao động có kỹ năng-trình độ cao với sự phát triển của đất nước, là động lực to lớn đối với các bên liên quan trong hoạt động giúp nâng cao kỹ năng cho người lao động. Chọn một ngày để nhắc nhớ và tôn vinh không khó. Vấn đề là sau động lực tinh thần này, các bên liên quan phối hợp triển khai những nhiệm vụ gì để mục tiêu, kỳ vọng Chính phủ đặt ra trong Quyết định trở thành hiện thực? Phóng viên Thu Trang phỏng vấn ông Nguyễn Chí Trường – Vụ trưởng Vụ Kỹ năng nghề, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động Thương binh và xã hội nội dung này:
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức Lễ công bố Ngày kỹ năng lao động Việt Nam và khai mạc Kỳ thi Kỹ năng nghề quốc gia lần thứ 11 năm 2020. Tham dự lễ khai mạc có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Phóng viên Kim Thanh phản ánh:
Đang phát
Live