Tính đến nay chương trình cấp phép việc làm cho người lao động nước ngoài, trong đó có lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc (gọi tắt là chương trình EPS) đã thực hiện được 16 năm, đã có trên 100.000 lượt người lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình này. Thành công của chương trình là đã cải thiện, nâng cao đời sống của người lao động và gia đình, đóng góp số ngoại tệ không nhỏ đối với nền kinh tế của Việt Nam và góp phần quan trọng trong mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam– Hàn Quốc. Đến nay có khoảng 70.000 lượt người lao động đã về nước, đây là con số không nhỏ, là nguồn lao động quý cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Hàn Quốc tại Việt Nam. Để nắm rõ hơn về các chính sách hỗ trợ đối với người lao động EPS về nước để tận dụng nguồn lao động có kinh nghiệm, am hiểu văn hóa, tập quán của đất nước Hàn Quốc này. Khách mời là ông Nguyễn Xuân Tạo, Phó Giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và ông Ha Sang Jin – Trưởng Văn phòng đại diện Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc tại Việt Nam.
Nhóm nhân sỹ Hà Đông và tình yêu Hà Nội.-Trải nghiệm tập yoga giữa lòng đại dương – một ý tưởng xa vời nhưng lại là thực tế.- Đi đâu xem gì để có những gợi ý thú vị.- Những sự kiện trong nước nổi bật trong tuần.
Dược liệu bổ Phổi: Tăng sức đề kháng và tư vấn cách sử dung Đông trùng hạ thảo đúng cách. Khách mời: Đại tá, Thầy thuốc ưu tú Phạm Hòa Lan - Nguyên chủ nhiệm khoa nghiên cứu thuốc và trang thiết bị y tế, Cục quân y, Bộ Quốc phòng
Hôm nay là một ngày đặc biệt với những công dân Thủ đô Hà Nội và với những người yêu mến Thủ đô ta - kỷ niệm 66 năm giải phóng Thủ đô, 1010 năm Thăng Long – Hà Nội. Và trong tuần diễn ra nhiều sự kiện văn hóa ý nghĩa hướng về dịp Kỷ niệm này. Trong đó là Lễ trao giải Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội lần 13. Ở hạng mục Giải thưởng Việc làm - Vì tình yêu Hà Nội có 2 giải được trao, trong đó một giải trao cho nhóm Nhân sĩ Hà Đông với việc dâng tặng lại sắc phong cho các làng xã ở Hà Nội và nhiều tỉnh thành cả nước. Chuyên mục câu chuyện ngày thứ 7 hôm nay chúng tôi có cuộc trò chuyện với nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, thành viên nhóm Nhân sỹ Hà Đông để hiểu thêm việc làm và những cống hiến thầm lặng mà nhóm Nhân sỹ Hà Đông mang đến cho cộng đồng.
- Nhóm nhân sỹ Hà Đông và tình yêu Hà Nội.- Chùa Trấn Quốc - một trong những chốn cửa Phật linh thiêng không chỉ bởi địa thế mà còn bởi lịch sử gắn liền với dân tộc, với Phật giáo Thăng Long - Hà Nội.- Tác giả ‘Phố nhà thờ’ Marko Nikolic: Hạnh phúc nhân đôi khi được nhận giải Bùi Xuân Phái.
- Phỏng vấn Thượng tá Trần Mạnh Chiến, CNCT Vùng 4 Hải Quân điểm tựa cho bà con trên biển. - Phát triển du lịch cộng đồng trên xã đảo Tiên Hải. - Ngư dân tích cực chống khai thác hải sản bất hợp pháp (IUU).
Năm 2020 được dự báo tiếp tục là năm ít nước, dòng chảy lũ về ĐBSCL nhỏ, nguy cơ tiếp tục xảy ra hạn hán, thiếu nước, mặn xâm nhập vào các tháng mùa khô 2020-2021, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và dân sinh ở mức cao đến nghiêm trọng. Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị số 36/CT-TTg yêu cầu các địa phương chủ động thực hiện các giải pháp phòng, chống để đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất và dân sinh. Phóng viên Thạch Hồng phản ánh về sự chủ động trong công tác này ở Sóc Trăng:
Tự chủ đại học được hiểu là không phải xin cho, tự chủ là được làm theo quy định và nhà nước có thể hậu kiểm là trường đó làm có đúng không. Trường phải chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi của mình, chịu trách nhiệm giải trình. Chẳng hạn, nếu không tự chủ, trường phải xin chỉ tiêu; Phải làm thủ tục mở ngành nếu muốn mở một ngành mới; Phải làm hồ sơ để Bộ GD ĐT duyệt trước nếu muốn liên kết với một đối tác mới. Còn tự chủ, theo quy định của Luật Giáo dục Đại học sửa đổi, các trường tự quyết định chỉ tiêu tuyển sinh theo quy tắc của Bộ, tự mở ngành theo quy định của Bộ, tự xác định đối tác để liên kết theo quy định của Bộ và phải làm cho đúng.Việc thực hiện tự chủ hiện nay tuân thủ theo Luật Giáo dục Đại học sửa đổi (Luật số 34) và Nghị định 99. Bên cạnh đó còn chịu sự điều chỉnh của nhiều đạo luật khác. Làm sai thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, tuy nhiên, không thể vì sợ các trường làm sai mà không thực hiện tự chủ, quan trọng là cần phát hiện ra điều đó sớm và thực thi đúng pháp luật.
Theo chuỗi số liệu quan trắc thu thập được tính từ năm 1957 đến nay, đây là lần đầu tiên trong lịch sử tại thành phố Lào Cai, huyện Bảo Thắng và Bát Xát ( Lào Cai) ghi nhận mưa lớn chưa từng có xuất hiện trong tháng 10. Cụ thể, tại xã Trịnh Tường (Bát Xát) là 111,2mm; xã Cam Đường (thành phố Lào Cai) 113,4mm; xã Gia Phú (Bảo Thắng) là 122,6mm. Xã Quang Kim (Bát Xát) có mưa đặc biệt lớn 313,2mm; thị trấn Bát Xát mưa nhiều nhất lên tới 418,8mm. Mưa rất to và mưa đặc biệt lớn làm 1 cháu bé bị thiệt mạng; 265 hộ dân ở huyện Bảo Thắng bị cô lập hoàn toàn. Ước thiệt hại ban đầu về kinh tế hơn 3,2 tỷ đồng. Nhóm phóng viên An Kiên và Thanh Thủy, CQTT Tây Bắc tiếp tục phản ánh.
- Thúc đẩy xuất khẩu lao động sau đại dịch.- Ông Triệu Nguyên Minh, 89 tuổi, ở huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai: “Người giữ lửa, truyền lửa văn hóa Dao”.- Ngô Quý Đăng, học sinh lớp 11 giành Huy chương Vàng Olympic Toán học quốc tế (IMO) 2020.
Đang phát
Live