- Những bất cập trong quá trình thi hành Luật đất đai 2013 tại 1 số địa phương - Tập trung tổng kết Luật đất đai 2013 - Mô hình khởi nghiệp ở Indonesia góp phần giảm thiểu rác thải ra môi trường
Trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt trong là trong lĩnh vực đất đai, ở nhiều ngành, nhiều cấp vẫn còn tình trạng cán bộ, công chức, viên chức vì động cơ vụ lợi đã lợi dụng vị trí công tác; lợi dụng kẽ hở về cơ chế, chính sách, pháp luật; lợi dụng lòng tin, sự thiếu hiểu biết về chính sách, pháp luật của một bộ phận người dân để sách nhiễu, gây phiền hà, kéo dài thời gian, giải quyết công việc không đúng quy định, không công bằng, không khách quan làm xói mòn lòng tin của người dân, doanh nghiệp, cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội. Vấn đề đặt ra là Chính phủ đã và sẽ làm gì để đẩy lùi tình trạng này.
Những vấn đề liên quan đến qui hoạch, quản lí và sử dụng đất đai ở nhiều địa phương từ lâu đã bộc lộ nhiều hạn chế, gây bức xúc cho dư luận. Như tại Hà Nội, vấn nạn các dự án bất động sản "đắp chiếu", bỏ hoang tồn tại hàng chục năm qua, lãng phí hàng nghìn tỷ đồng, khiến bao người đi không được, mà ở cũng chẳng xong. Thực tế, không khó để bắt gặp những nhà liền kề, biệt thự trị giá từ vài tỷ đồng đến cả chục tỷ đồng, nằm chỏng chơ, xuống cấp cùng thời gian ngay giữa Thủ đô. Để có thêm góc nhìn về thực trạng này, BTV Hải Quân trao đổi với Giáo sư, Tiến sỹ Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường và chuyên gia kinh tế, Tiến sỹ Nguyễn Minh Phong.
Những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số, các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, từ chỗ không có nhà ở, không có hoặc thiếu đất sản xuất, du canh, du cư, di cư tự do, nay đã có nhà ở, có đất sản xuất, được sở hữu, làm chủ tư liệu sản xuất. Nhờ vậy hàng trăm ngàn hộ đồng bào dân tộc thiểu số đã thoát nghèo, ổn định cuộc sống....Tuy vậy, tình trạng hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất ở, đất sản xuất vẫn còn xuất hiện ở nhiều nơi, đặc biệt là các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là vẫn là vấn đề chưa được giải quyết căn bản... Vậy cần làm gì để khắc phục những tồn tại này? Làm gì nâng cao hơn năng lực tiếp cận đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số? Đây là nội dung được bàn luận trong chương trình Đối thoại hôm nay, với sự tham gia của 2 vị khách mời: Bà Đinh Thị Phương Lan, Ủy viên thường trực Hội đồng dân tộc của Quốc Hội và ông Trương Quốc Cần, Viện trưởng Viện Tư vấn Phát triển Kinh tế Xã hội Nông thôn và Miền núi (CISDOMA).
- Chương trình lớp 1 mới: quá nặng! Điều chỉnh cách nào cho phù hợp?- Hội nghị thượng đỉnh EU-Ucraina thảo luận về tương lai quan hệ hai bên.- Cảnh giác với chiêu trò lợi dụng góp ý văn kiện Đại hội 13 để chống phá.- Cấp bách sửa chữa chính sách về quản lý đất đai.- Dịch Covid-19 làm gián đoạn dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần trên toàn thế giới.
Đất đai là tài nguyên quý giá. Thế nhưng, trong những năm gần đây, việc sử dụng đất đai ngày càng lãng phí. Vi phạm trên lĩnh vực đất đai ngày càng nghiêm trọng. Chưa bao giờ hàng loạt quan chức sai phạm về đất đai bị xử lý kỷ luật nhiều như thời gian qua. Tình trạng này diễn ra trên phạm vi rộng và ngày một nghiêm trọng hơn. Có nhiều lý do dẫn đến hiện trạng này. Năng lực quản lý tài nguyên đất đai tương xứng với yêu cầu thực tiễn nên việc khai thác, sử dụng tài nguyên đất còn nhiều lãng phí, chưa hài hoà được lợi ích giữa địa phương, doanh nghiệp và người dân. Thực tế này đặt ra yêu cầu cấp bách điều chỉnh lại chính sách về đất đai, giúp nhà nước quản lý phù hợp, nâng cao được hiệu quả sử dụng đất đai. Loạt phóng sự: "Ồ ẠT PHÂN LÔ BÁN NỀN LỖ HỔNG TRONG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN ĐÂT ĐAI", với phần 1 nhan đề “Đất đô thị bỏ hoang, dân khốn khổ”:
Luật Đất đai năm 2013 được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2014. Qua hơn 6 năm thi hành, đến nay Luật đất đai đã bộc lộ những tồn tại, bất cập. Cụ thể như nguồn lực về đất đai vẫn chưa thực sự được khai thác và phát huy đầy đủ và bền vững để trở thành nguồn nội lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; việc sử dụng đất ở nhiều nơi còn lãng phí, hiệu quả thấp... Khó khăn trong tiếp cận đất đai vẫn là một trong những rào cản để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp.Những khó khăn này đặt ra yêu cầu phải sửa đổi luật đất đai 2013. Tuy vậy, vấn đề đặt ra là việc sửa đổi cần theo hướng nào để đảm bảo nguồn lực về đất đai được sử dụng hiệu quả, quản lý nhà nước không tạo cơ hội cho tình trạng lãng phí, thất thoát, tham nhũng phát sinh.Đây là nội dung được bàn luận trong chương trình Đối thoại hôm nay với chủ đề “Sửa đổi Luật đất đai 2013: Những yêu cầu đặt ra từ thực tiễn”. Chương trình có sự tham gia các vị khách mời là PGS, TS Nguyễn Quang Tuyến, Trưởng khoa pháp luật kinh tế, trường Đại học Luật Hà Nội và Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Đại hội thi đua yêu nước Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.- Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý giao HĐND quyết định thành lập Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.- Bão số 5 suy yếu thành áp thấp gây mưa lớn tại một số khu vực miền Trung. Cảnh báo xảy ra lũ quét và sạt lở đất ở khu vực vùng núi, ngập úng vũng trũng thấp.- Nghị viện châu Âu ra Nghị quyết không công nhận chiến thắng của ông Lucasenco trong cuộc bầu cử tổng thống Bê-la-rút. Ngay lập tức Bê-la-rút lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ nghị quyết này.- Tỷ lệ ủng hộ đối với nội các của tân Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide lên tới hơn 66%.
Xã Tân Bằng, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau, là vùng căn cứ cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Nơi đây đặt nhiều cơ quan trọng yếu của lực lượng ta, trong đó, có Đài Phát thanh Tiếng nói Nam bộ. Kế thừa và phát huy truyền thống cách mạng anh hùng, thời gian qua Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Tân Bằng luôn nỗ lực vươn lên. Không chỉ là địa phương đi đầu của huyện Thới Bình trong xây dựng nông thôn mới, Tân Bằng còn là xã vùng xa đứng trong tốp đầu của tỉnh Cà Mau trong phát triển kinh tế. Bài viết của phóng viên Trần Hiếu – thường trú tại ĐBSCL:
Khách mời: PGS, Tiến sỹ Doãn Hồng Nhung, Giảng viên cao cấp, Khoa Luật – Đại Học Quốc gia Hà Nội; Bà Đỗ Thanh Huyền, chuyên gia phân tích chính sách công, chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)