Việc thực hiện công tác thu hồi đất, đặc biệt là thu hồi đất nông nghiệp để thực hiện các dự án vẫn còn nhiều khó khăn và bất cập bởi ảnh hưởng từ việc thu hồi đến lợi ích của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình đang sử dụng đất. Trong đó, giá đất bồi thường, hỗ trợ chưa sát giá thị trường, nhiều trường hợp còn quá thấp so với giá đất cùng loại chuyển nhượng thực tế là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng ách tắc, làm chậm tiến độ triển khai nhiều dự án đầu tư, gây nên những bức xúc cả cho người sử dụng đất, nhà đầu tư và cơ quan chính quyền có trách nhiệm thu hồi đất.
Đất đai manh mún là một trong những nguyên nhân chính khiến năng suất lao động của nông nghiệp Việt Nam tụt hậu so với các nước trong khu vực. Mặc dù Đảng và Nhà nước đã có chủ trương tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tập trung và tích tụ đất đai, nhằm tăng quy mô ruộng đất và hình thành những vùng sản xuất hàng hoá lớn trong nông nghiệp, nhưng so với yêu cầu vẫn bộc lộ không ít những bất cập. Vậy làm gì để tiến trình tập trung đất nông nghiệp diễn ra thuận lợi hơn, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp, nông dân, giúp nông dân tiến nhanh hơn trong sản xuất lớn và góp phần thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh các mặt hàng nông sản trong bối cảnh hội nhập hiện nay? Khách mời: ông Hồ Xuân Hùng, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chủ tịch Tổng hội Nông nghiệp Phát triển nông thôn Việt Nam và tiến sỹ Hoàng Trọng Thủy, chuyên gia nông nghiệp sẽ cùng trao đồi về vấn đề này.
Tích tụ, tập trung đất đai là xu hướng tất yếu trong phát triển nông nghiệp, tạo bước đột phá để nâng cao giá trị, sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trong quá trình hội nhập quốc tế và nâng cao thu nhập, đời sống của nhân dân, từng bước chuyển lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp, dịch vụ trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, trong quá trình tập trung, tích tụ đất đai, hiện nay còn đang gặp phải một số khó khăn, vướng mắc như ruộng đất manh mún, quy mô nhỏ lẻ gây khó khăn cho việc đưa cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ cao, nhiều doanh nghiệp, hộ nông dân sản xuất kinh doanh có nhu cầu mở rộng sản xuất, ứng dụng công nghệ cao nhưng không có diện tích đất đủ lớn để thực hiện.
Tròn 7 năm kể từ khi Luật đất đai 2013 có hiệu lực, một số kết quả được ghi nhận như bước đầu đã khắc phục tình trạng giao đất, cho thuê đất tràn lan, không đưa vào sử dụng, lãng phí. Việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã có chuyển biến rõ rệt, hạn chế tối đa việc thu hồi đất “tùy tiện”, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người sử dụng đất. Tuy nhiên, nguồn lực về đất đai vẫn chưa thực sự được khai thác, phát huy đầy đủ và bền vững để trở thành nguồn nội lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Việc sử dụng đất ở nhiều nơi còn lãng phí, hiệu quả thấp; tình trạng tham nhũng, trục lợi và thất thoát nguồn thu ngân sách liên quan đến đất đai vẫn khá phổ biến. Trong khi đó, Luật đất đai 2013 không thống nhất, đồng bộ với các văn bản luật khác gây khó cho quá trình tổ chức thực hiện. Những khó khăn này đặt ra yêu cầu phải sửa đổi luật đất đai 2013. Tuy vậy, việc sửa đổi cần theo hướng nào để đảm bảo nguồn lực về đất đai được sử dụng hiệu quả, quản lý nhà nước không tạo cơ hội cho tình trạng lãng phí, thất thoát, tham nhũng phát sinh.
Thời gian qua, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch để đầu tư các dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội được nhiều địa phương xác định là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu. Nhiều chính sách quan tâm đến quyền lợi của các hộ có đất bị thu hồi bước đầu tạo sự đồng thuận trong nhân dân. Tuy nhiên, do chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng có nhiều thay đổi, còn nhiều bất cập so với thực tiễn, cùng với nhận thức của bộ phận dân còn hạn chế dẫn đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng ở một số công trình, dự án còn gặp không ít khó khăn.
- Đối thoại để giải quyết khiếu nại tố cáo - Những chuyển biến và hạn chế.- Bình Thuận chậm trễ trong giải quyết tranh chấp đất đai giữa người dân và doanh nghiệp.- Quy định của Pháp luật về bố trí nhân sự chủ chốt ở Công ty Cổ phần.
- Hôm nay Khai mạc Hội nghị trực tuyến Bộ trưởng Mekong - Nhật Bản lần thứ 13 dưới sự đồng chủ trì của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam và Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản.- Bộ Thông tin và truyền thông khởi động cuộc thi tìm kiếm giải pháp chuyển đổi số Việt Nam dành cho cá nhân, doanh nghiệp trên phạm vi toàn cầu.- UBND huyện đảo Kiên Hải tỉnh Kiên Giang có dấu hiệu sai phạm khi cấp sổ đỏ trên đất rừng với tổng diện tích rất lớn.- Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố diễn tập hải quân quy mô lớn ở ngoài khơi bờ biển Libya - một động thái được giới quan sát cho là thông điệp "chiến tranh".- Hai trường đại học lớn nhất của Mỹ khẳng định chính sách bắt du học sinh hồi hương mà Tổng thống Mỹ đưa ra là "phi pháp". Đơn kiện chính sách này đã được đưa lên Tòa án Liên bang.- Bình luận: "Không có chỗ cho cán bộ thúc thủ để vinh thân".
Chỉ số tiếp cận đất đai là một trong những chỉ số quan trọng đánh giá chất lượng điều hành của một địa phương trong việc tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp phát triển. Việc cải thiện chỉ số này tạo ra trụ đỡ quan trọng để môi trường kinh doanh của địa phương thăng hạng. Ngược lại, đây cũng sẽ là nguyên nhân khiến thứ hạng của địa phương tụt giảm. Vậy đâu là giải pháp để tháo gỡ điểm nghẽn này?
Ruộng đất luôn luôn là vấn đề lớn đối với nông nghiệp, nông dân và nông thôn, nhất là ở nước ta với kinh tế nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong GDP, nông dân cũng chiếm tỉ trọng cao trong dân số. Tuy nhiên, với đặc thù quy mô đất nông nghiệp ở nước ta quá nhỏ lẻ, manh mún, nên việc tập trung đất để có quy mô sản xuất hiệu quả hơn và đáp ứng được nhu cầu của thị trường đang là vấn đề cản trở ngành nông nghiệp phát triển. Để nền nông nghiệp phát huy tiềm năng và giá trị, đã đến lúc phải đổi mới sản xuất hướng đến quy mô lớn, hiệu quả cao. Theo đó, cần tháo gỡ rào cản lớn nhất hiện nay là ruộng đất manh mún, nhỏ lẻ để đẩy nhanh quá trình dồn điền, đổi thửa, tập trung, tích tụ ruộng đất.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)