Quy hoạch sử dụng đất là quy hoạch tài nguyên đặc biệt, phải đảm bảo có tầm nhìn dài hạn, tổng thể, đáp ứng các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước phát triển nhanh, bền vững; phải đi trước một bước, làm cơ sở cho quy hoạch ngành, lĩnh vực có sử dụng đất đảm bảo tính liên vùng, liên tỉnh, kết nối giao thông, hành lang kinh tế ven biển; gắn kết hữu cơ giữa đô thị và nông thôn; giữa yêu cầu công nghiệp hóa với nhu cầu đô thị hóa trên bình diện quốc gia và từng địa phương. Đây là những vấn đề đặt ra trong Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021 - 2025).
Ban Bí thư ra Chỉ thị về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khí tượng thủy văn đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc.- Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đề nghị Chính phủ xử lý hiệu quả khiếu nại, tố cáo, nhất là khiếu nại tố cáo về đất đai.- TPHCM có văn bản khẩn gửi các tỉnh giáp ranh để lấy ý kiến về phương án tổ chức giao thông, chuẩn bị cho việc mở cửa trở lại nền kinh tế từ ngày mai.- Philippin đệ trình 3 công hàm ngoại giao phản đối các hoạt động trái pháp luật của Trung Quốc ở Biển Đông.- Bộ trưởng Ngoại giao Israel có chuyến thăm lịch sử tới Bahrain.
Quy hoạch treo trong quản lý, sử dụng đất gây lãng phí to lớn nguồn lực. Nguyên nhân cơ bản của những tồn tại, vướng mắc trong công tác quy hoạch sử dụng đất đó là do năng lực lập và tổ chức thực còn nhiều tồn tại và sự chi phối của vấn đề lợi ích nhóm, tư duy nhiệm kỳ. Quy hoạch sử dụng đất cần phải đi trước một bước, có tầm nhìn dài hạn và bảo đảm đồng bộ, thống nhất,minh bạch, hiệu quả là lưu ý của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trong buổi làm việc với Thường trực Uỷ ban kinh tế về Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021 - 2025) cấp quốc gia.
- Bất cập những quy định trong Luật Đất đai về thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng - Tuyên truyền pháp luật cho Nhân dân miền núi - Phá rừng phòng hộ ở Bình Định.
Từ ngày 15/09 chúng tôi đã phát 3 bài của Loạt bài Sửa đổi Luật đất đai 2013 – Lấp lỗ hổng – Khơi thông nguồn lực phát triển, trong đó đã phân tích nhiều bất cập của Luật Đất đai 2013 như vấn đề cơ chế xác định giá đất không mang lại giá đất sát thị trường khiến mâu thuẫn về lợi ích và khiếu kiện kéo dài; đó là vấn đề lợi ích nhóm dễ dẫn đến tham nhũng lãng phí; đó là vấn đề thất thoát nguồn lực nhà nước từ đất đai;… Gỡ những nút thắt này đang là mong mỏi của nhiều phía, Nhà nước, người dân và doanh nghiệp. Đất đai liên quan đến lợi ích của hơn 90 triệu người dân và hàng trăm nghìn doanh nghiệp, các tổ chức. Do đó, nếu như Luật Đất đai 2013 được cho vẫn nặng về phần Quản lý Nhà nước mà chưa đảm bảo hài hòa lợi ích các bên, thì cần có một tư duy mới, hướng tiếp cận mới khi sửa đổi Luật Đất đai 2013. Vậy tư duy và hướng tiếp cận mới ở đây như thế nào? Khách mời là GS.TS Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội, Đại biểu quốc hội khóa XV, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội sẽ giải đáp cụ thể vấn đề này.
Cần một tư duy và hướng tiếp cận mới khi sửa đổi Luật đất đai 2013.- Tác động của Liên minh AUKUS tới địa chính trị khu vực.- Quốc hội thông qua gói miễn, giảm hàng loạt loại thuế cho doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể trị giá 21.000 tỷ đồng.
Quyết liệt phòng chống dịch- Cán bộ không thể "lơ mơ".- Quản lý thị trường phát hiện các vụ buôn bán bánh trung thu không rõ nguồn gốc.- Loạt bài: Sửa đổi Luật đất đai 2013 – Lấp lỗ hổng – Khơi thông nguồn lực phát triển - bài 3 với nhan đề: Đưa nguồn lực đất đai thực sự trở thành nguồn lực phát triển.- Phân tích động thái thành lập Liên minh Anh-Australia-Mỹ (AUKUS): Bước đi mới củng cố vị thế Mỹ và đồng minh trên toàn cầu
Phát hiện phương tiện lợi dụng xe luồng xanh vận chuyển hàng chục tấn thép cuộn vi phạm về nhãn mác hàng hoá tại Tiền Giang- Triều Tiên liên tiếp phóng tên lửa: Thông điệp gì với quốc tế?- Sửa đổi Luật đất đai 2013 – Lấp lỗ hổng – Khơi thông nguồn lực phát triển
Tình trạng khiếu kiện kéo dài, khiếu kiện vượt cấp, khiếu kiện có đông người tham gia… trong thời gian qua diễn biến khá phức tạp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như cơ chế, chính sách, pháp luật còn những bất cập, nhất là trong lĩnh vực đất đai, đền bù; giải phóng mặt bằng; trình độ nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận quần chúng còn hạn chế; các phần tử xấu lợi dụng lôi kéo, kích động nhằm thực hiện những động cơ, mục đích đen tối của chúng… Bên cạnh đó, còn có một nguyên nhân rất quan trọng, đó là những sai phạm, yếu kém từ phía đội ngũ cán bộ có trách nhiệm, nhất là cán bộ ở cơ sở
Thời gian qua, nhiều cán bộ cấp cao, kể cả cán bộ nghỉ hưu đã bị kỷ luật, bị cách các chức vụ trong Đảng, chính quyền, bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì “dính líu” sai phạm nghiêm trọng về quản lý đất đai, gây thất thoát tài sản của nhà nước…Tình trạng này xuất phát từ nguyên nhân nào, do sự bất cập của luật pháp hay do sự xuống cấp về đạo đức của cán bộ.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)