Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định rõ: bảo đảm có ít nhất 18% tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số. Đây là tỷ lệ ấn định nhằm đảm bảo nguyên tắc bình đẳng trong công tác bầu cử, ứng cử. Nhiệm kỳ Quốc hội khóa 14, số ĐBQH là người dân tộc thiểu số chỉ đạt 17,3%, tương ứng là 86 người, so với dự kiến ban đầu thiếu 4 người. Tính đến thời điểm này, Mặt trận tổ Quốc các tỉnh thành phố trên cả nước đã thực hiện xong việc hiệp thương lần 3 để xác định cơ cấu, thành phần người tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Đã có nhiêù địa phương, tỷ lệ người dân tộc thiểu số trong danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội đạt tỷ lệ cao hơn nhiều so với tỷ lệ 18% theo quy định về bầu cử, để đồng bào các dân tộc thiểu số góp tiếng nói có trọng lượng hơn tại cơ quan dân cử.
Trong Chuyên mục này hôm nay, Luật sư Đặng Văn Cường sẽ tiếp tục giải đáp những quy định của pháp luật về trách nhiệm của Đại biểu Quốc hội và quyền miễn trừ đối với Đại biểu Quốc hội.
Cho đến thời điểm hiện nay, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 đang bước vào giai đoạn nước rút quan trọng, hoàn thiện tất cả các bước lấy phiếu tín nhiệm cử tri nơi cư trú, nơi công tác đối với người ứng cử ĐBQH, đại biểu HĐND các cấp, hoàn thành việc thẩm tra, xác minh lịch sử chính trị và kết luận tiêu chuẩn chính trị của người ứng cử chuẩn bị tích cực cho quá trình hiệp thương lần ba đạt kết quả cao nhất. Vậy làm thế nào để bước sàng lọc cuối cùng chốt danh sách các ứng cử viên đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đáp ứng đủ tiêu chuẩn và chất lượng?
Năng động, dám nghĩ, dám làm, trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Quốc hội đã ghi nhận nhiều dấu ấn của các đại biểu trẻ, đóng góp tích cực cho sự lớn mạnh của Quốc hội. Trải qua 14 nhiệm kỳ của Quốc hội, tỷ lệ đại biểu Quốc hội trẻ dưới 40 tuổi đạt trung bình khoảng 15%, trong đó có khóa 1 rất cao 70,7%. Chuẩn bị cho cuộc bầu cử Quốc hội khóa 15, để số lượng và chất lượng đại biểu trẻ được nâng cao, cần có chính sách, cơ chế đặc thù nào để thu hút, trọng dụng nhiều hơn nữa những người trẻ có đủ đức và tài tham gia vào cơ quan dân cử?
Chất lượng của đại biểu chuyên trách quyết định quan trọng đến chất lượng hoạt động Quốc hội. Theo dự kiến cơ cấu Quốc hội khóa XV, tỷ lệ đại biểu chuyên trách sẽ tăng từ ít nhất 35% lên 40% (trong tổng số 500 đại biểu); đồng thời giảm đại diện ở các khối khác như hành pháp, lực lượng vũ trang... Do vậy, việc tăng số lượng đại biểu chuyên trách cần đi liền với triển khai tốt những giải pháp nâng cao chất lượng của khối đại biểu này.. Đây là vấn đề cần được nghiêm túc xem xét nhất là khi cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 15 và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đang đến gần:
Để chuẩn bị cho cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa 15 và Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, hiện nay các địa phương đang lập danh sách cử tri và công việc này phải phải được hoàn thành chậm nhất là ngày 04 tháng 4 này. Ông Nguyễn Quang Minh, Trưởng ban Dân chủ pháp luật, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giải đáp cụ thể:- Sau khi danh sách cử tri được lập thì việc niêm yết danh sách này sẽ được tiến hành như thế nào?- Quyền bầu cử của các cử tri đối với việc bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu HĐND các cấp có giống nhau hay không?
Ngay sau phần tuyên thệ của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, các đại biểu Quốc hội đã bày tỏ sự tin tưởng và mong muốn tân Chủ tịch Quốc hội phát huy được những thành quả của Quốc hội khóa 14, tiếp tục lãnh đạo, điều hành Quốc hội trong nhiệm kỳ mới đáp ứng tốt mong mỏi của cử tri và nhân dân, đóng góp vào sự phát triển của đất nước.
Chiều nay, trao đổi bên hành lang Quốc hội, nhiều đại biểu đồng tình cao với những kết quả nhiệm kỳ Quốc hội khóa 14 trong phát triển chung của đất nước, nhất là vai trò điều hành của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và các Phó chủ tịch Quốc hội trong nhiệm kỳ này.
Báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, trong nhiệm kỳ vừa qua, con tàu Việt Nam đã phải vượt qua hải trình dồn dập bão tố của biết bao khó khăn, thách thức lớn hơn, vượt xa hơn so với những dự tính ban đầu nhiệm kỳ. Đặc biệt, từ đầu năm 2020, đại dịch Covid-19 đã ập đến tàn phá nặng nề nền kinh tế thế giới và các quốc gia. Như câu tục ngữ “lửa thử vàng, gian nan thử sức”, trong 5 năm qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra trên tất cả các lĩnh vực, nhất là thành công trong phòng chống đại dịch Covid-19 thời gian qua. Chính phủ hành động vượt qua "Hải trình dồn dập bão tố" như thế nào là nội dung Thu Huyền, PV Đài Tiếng nói Việt Nam bàn luận với Đại biểu Hoàng Đức Thắng, Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị.
Đang phát
Live