
Tổ bầu cử có vai trò quan trọng trong cuộc bầu cử Đại biểu QH và Đại biểu HĐND các cấp, có nhiệm vụ phát Thẻ cử tri, phiếu bầu cử cho cử tri và tiến hành việc kiểm phiếu, lập biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử. Theo quy định của pháp luật, chậm nhất là 50 ngày trước ngày bầu cử, Ủy ban nhân dân cấp xã sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp quyết định thành lập ở mỗi khu vực bỏ phiếu một Tổ bầu cử để thực hiện công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Ông Nguyễn Quang Minh, Trưởng ban Dân chủ Pháp luật, Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thông tin về việc thành lập Tổ bầu cử ở các địa phương, ở các đơn vị vũ trang nhân dân, các bệnh viện, nhà hộ sinh, nhà an dưỡng cũng như những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các Tổ bầu cử.
Trong chương trình làm việc tại các tỉnh Đông Bắc, hôm nay 5/5, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Chủ tịch Hội đồn bầu cử Quốc gia cùng đoàn công tác của Quốc hội đã kiểm tra công tác chuẩn bị bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV, Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 tại khu vực bỏ phiếu số 4, thôn Thèn Pả, xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn và làm việc với lãnh đạo tỉnh, Ủy ban Bầu cử tỉnh Hà Giang; thăm, động viên cán bộ Đồn biên phòng Lũng Cú. Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lưu ý tỉnh Hà Giang, trong khi chuẩn bị công tác bầu cử, nhưng vẫn phải chăm lo phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, an sinh xã hội.
Công tác chuẩn bị cho cuộc bầu cử Quốc hội khóa 15 và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 -2026 vào ngày 23/5/2021 đang tich cực được triển khai... Thực tiễn bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp từ các khóa trước cho thấy, nếu chuẩn bị tốt, dân chủ, khách quan, đúng quy trình, chặt chẽ thì sẽ lựa chọn được những người thực sự tiêu biểu, đủ đức, đủ tài, xứng đáng vào Quốc hội. Ngược lại, nếu chuẩn bị không kỹ sẽ không giới thiệu được người xứng đáng để bầu vào Quốc hội, từ đó, ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng hoạt động của Quốc hội và lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Trước thềm bầu cử, cử tri và các đại biểu Quốc hội khóa 14 cũng bày tỏ những mong muốn về chất lượng của đại biểu nhiệm kỳ Quốc hội khóa 15. Chương trình Quốc hội với cử tri hôm nay, chúng tôi đề cập nội dung này:
Chỉ còn chưa đầy 1 tháng nữa, cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 sẽ diễn ra. Vào thời điểm này, các công tác chuẩn bị cho cuộc bầu cử đang được gấp rút tiến hành. Luật sư Nguyễn Ngọc Lan, Đoàn Luật sư Hà Nội thông tin những việc mà các Tổ bầu cử cần phải thực hiện trước và trong ngày bầu cử 23/5 tới.
Cho đến nay, trải qua một quy trình 5 bước với 3 vòng hiệp thương chặt chẽ, dân chủ, cẩn trọng, không phân biệt, danh sách và số lượng chính thức các ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đã và đang dần hình thành. Đây chính là những ứng cử viên ưu tú, xứng đáng nhất cho toàn dân bầu chọn trong ngày bầu cử 23/5 tới.
Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp, Đoàn Luật sư Hà Nội giải đáp cụ thể:- Trách nhiệm của Đại biểu Hội đồng nhân dân.- Quyền miễn trừ của Đại biểu Hội đồng nhân dân.
Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định rõ: bảo đảm có ít nhất 18% tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số. Đây là tỷ lệ ấn định nhằm đảm bảo nguyên tắc bình đẳng trong công tác bầu cử, ứng cử. Nhiệm kỳ Quốc hội khóa 14, số ĐBQH là người dân tộc thiểu số chỉ đạt 17,3%, tương ứng là 86 người, so với dự kiến ban đầu thiếu 4 người. Tính đến thời điểm này, Mặt trận tổ Quốc các tỉnh thành phố trên cả nước đã thực hiện xong việc hiệp thương lần 3 để xác định cơ cấu, thành phần người tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Đã có nhiêù địa phương, tỷ lệ người dân tộc thiểu số trong danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội đạt tỷ lệ cao hơn nhiều so với tỷ lệ 18% theo quy định về bầu cử, để đồng bào các dân tộc thiểu số góp tiếng nói có trọng lượng hơn tại cơ quan dân cử.
Trong Chuyên mục này hôm nay, Luật sư Đặng Văn Cường sẽ tiếp tục giải đáp những quy định của pháp luật về trách nhiệm của Đại biểu Quốc hội và quyền miễn trừ đối với Đại biểu Quốc hội.
Cho đến thời điểm hiện nay, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 đang bước vào giai đoạn nước rút quan trọng, hoàn thiện tất cả các bước lấy phiếu tín nhiệm cử tri nơi cư trú, nơi công tác đối với người ứng cử ĐBQH, đại biểu HĐND các cấp, hoàn thành việc thẩm tra, xác minh lịch sử chính trị và kết luận tiêu chuẩn chính trị của người ứng cử chuẩn bị tích cực cho quá trình hiệp thương lần ba đạt kết quả cao nhất. Vậy làm thế nào để bước sàng lọc cuối cùng chốt danh sách các ứng cử viên đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đáp ứng đủ tiêu chuẩn và chất lượng?
Đang phát
Live