
Trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa 15, tỷ lệ đại biểu hoạt động chuyên trách sẽ được tăng lên so với các nhiệm kỳ trước, phấn đấu bảo đảm ít nhất 40% tổng số đại biểu Quốc hội là đại biểu chuyên trách. Việc tăng tỷ lệ Đại biểu Quốc hội chuyên trách như vậy sẽ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội.
Mỗi năm, theo quy định của pháp luật, đại biểu dân cử có bốn lần tiếp xúc cử tri. Thế nhưng, qua những lần tiếp xúc đó, có những điều cử tri vẫn chưa thật hài lòng, vẫn còn không ít các cuộc tiếp xúc bị “nhạt”, kém hiệu quả. Tại sao vậy và cần làm gì để nâng cao chất lượng các cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu dân cử?
Trong ngày 23/05, gần 70 triệu cử tri khắp mọi miền đất nước đã thực hiện quyền chính trị cơ bản và thiêng liêng nhất của công dân: trực tiếp bỏ phiếu bầu chọn đại biểu tiêu biểu nhất tham gia Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Tại nhiều địa phương, tỉ lệ người đi bầu đạt gần 100% cho thấy trách nhiệm cao và niềm tin sự kỳ vọng của cử tri cả nước đối với cuộc bầu cử. Theo Hội đồng bầu cử quốc gia, đến 19 giờ tối 23/5, cơ bản các tỉnh thành trong cả nước đã hoàn thành việc tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 15 và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. “Nhìn lại cuộc bầu cử Đại biểu quốc hội khóa 15 và bầu cử HĐND các cấp” là nội dung cuộc trao đổi giữa phóng viên Đài TNVN với ông Bùi Văn Cường, Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chánh văn phòng Hội đồng Bầu cử Quốc gia về những kết quả đạt được, bài học kinh nghiệm, cũng như ý nghĩa thành công của sự kiện chính trị trọng đại này.
7h02 sáng 23-5, tại khu vực bầu cử số 4, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bỏ phiếu thực hiện quyền công dân. Phát biểu sau khi bỏ phiếu, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tin tưởng với ý nghĩa quan trọng của cuộc bầu cử lần này, đất nước sẽ bước vào một giai đoạn mới, đáp ứng được kỳ vọng, mong muốn của cử tri cả nước. Tổng Bí thư cũng mong muốn các vị đại biểu Quốc hội, HĐND sẽ hết lòng vì nước vì dân, phụng sự đất nước, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, Hiến pháp. Đặc biệt, Tổng Bí thư nhấn mạnh, là đại biểu của Nhân dân phải thương xuyên tu dưỡng, gần gũi với Nhân dân, hoàn thành nhiệm vụ mà cử tri tin tưởng, giao phó.
Hôm nay (23/5), hơn 69 triệu cử tri cả nước đi bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Trong ngày bầu cử 23/5, hơn 5 triệu cử tri Hà Nội được thực hiện quyền bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Tại khu vực bỏ phiếu số 4, phường Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các cử tri sẽ bỏ phiếu bầu Quốc hội và HĐND khóa mới.
Ngày mai 23/5, cử tri cả nước sẽ tiến hành bỏ những lá phiếu bầu cử của mình để lựa chọn ra được ĐBQH, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 xứng đáng nhất. Việc lựa chọn, bầu ra những đại biểu có đủ đức và tài, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân có ý nghĩa rất quan trọng. Và chắc chắn để có được sự lựa chọn chính xác, cử tri cần phải nắm được các thông tin các ứng cử viên cũng như biết được các chương trình hành động của các ứng cử viên đưa ra. Hiện, tất cả các ứng cử viên ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp đã thực hiện xong quyền vận động bầu cử của mình. Để mỗi lá phiếu thực sự nói lên tiếng nói của mình, trong ngày hội bầu cử ngày mai, người dân nên thể hiện trách nhiệm, tìm hiểu, xem xét thận trọng, cân nhắc kỹ lưỡng, lựa chọn người đại diện xứng đáng vào Quốc hội và HĐND các cấp. Chương trình Đối thoại, với sự tham gia của ông Ngô Sách Thực, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
Không khí ngày hội toàn dân đang nóng dần với tinh thần: đảm bảo chất lượng và an toàn trong điều kiện dịch bệnh. Các cử tri trẻ hướng tới Ngày hội non sông trong tâm trạng thế nào? Họ kỳ vọng và "đặt hàng" cho các ứng cử viên Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp những gì? Câu chuyện ngày thứ 7 hôm nay có chủ đề: Tôi đi bầu cử " sẽ bàn nội dung này với hai vị khách mời là tiến sỹ trẻ Kim Nguyên Bảo và anh Lê Xuân Đức có nickname là Bố Con Sâu - một facebooker rất quen thuộc và được nhiều bạn trẻ yêu mến trên mạng xã hội, tác giả ca khúc Tôi đi bầu cử - siêu vui, siêu tươi trẻ và hào hứng.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, đã sẵn sàng các phương án đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định phục vụ bầu cử Đại biểu Quốc hội toàn quốc và bầu cử Đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp - sự kiện chính trị xã hội quan trọng của đất nước trong bối cảnh dịch covid-19 diễn biến phức tạp.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có bài viết quan trọng: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, nhân dịp kỷ nhiệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa 15 và Hội đồng nhân dân các cấp.- Bầu cử sớm ở một số nơi huyện đảo Trường Sa – tỉnh Khánh Hòa và 6 xã biên giới của huyện Nam Giang - tỉnh Quảng Nam.- Với 3 vùng dịch có diễn biến đang rất phức tạp, tỉnh Bắc Giang đã yêu cầu cách ly tập trung hơn 6000 công nhân công ty TNHH Hosiden Việt Nam tại Khu công nghiệp Quang Châu.- 17 Gygaby thông tin Chứng minh nhân dân bị rao bán trên mạng, đại diện của Tập đoàn công nghệ Bkav khẳng định: Không có dấu hiệu lọt thông tin từ hệ thống cơ sở dữ liệu dân cư.- Quân đội Israel tiếp tục không kích vào các mục tiêu của Hamas khiến nhiều dân thường Palestin bị thương vong. Liên Hợp Quốc bày tỏ sự phẫn nộ trước những hành động này
Ông Nguyễn Quang Minh, Trưởng ban Dân chủ Pháp luật, Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ thông tin cụ thể:- Theo các Nghị quyết của Quốc hội khoá 14, từ năm 2021, mô hình chính quyền đô thị sẽ được thực hiện chính thức tại TP HCM và thực hiện thí điểm tại 2 thành phố là Hà Nội và Đà Nẵng. Vì vậy, tổ chức Hội đồng nhân dân cấp quận và cấp phường ở những thành phố này cũng sẽ có những thay đổi.- Vậy việc bầu cử Đại biểu QH khoá 15 và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 ở 3 thành phố này sẽ có những điểm khác biệt gì so với các địa phương khác?
Đang phát
Live