Hiện nay, việc tìm kiếm một công việc ổn định và phát triển nhanh chóng đang là ưu tiên hàng đầu của giới trẻ. Đặc biệt, các ngành dịch vụ như nhà hàng, khách sạn, du lịch và ẩm thực đang trên đà phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch, mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn và mức lương cạnh tranh. Đồng thời, những lĩnh vực mới nổi như truyền thông đa phương tiện và thương mại điện tử cũng đang mở ra nhiều cơ hội việc làm với cam kết trả mức lương cao cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. - Khách mời: Ông Nguyễn Hiếu - Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Du lịch và Thương mại Hà Nội.
Sáng 11/9, Triển lãm Điện tử quốc tế (NEPCON Việt Nam 2024) đã khai mạc tại Hà Nội. Sự kiện quy tụ gần 300 thương hiệu điện tử hàng đầu từ 20 quốc gia. NEPCON Việt Nam 2024 là sự kiện thường niên của ngành công nghiệp điện tử, do Công ty RX Tradex Việt Nam tổ chức. PV Xuân Lan thông tin:
Đổi mới cơ chế, chính sách thu hút nhà đầu tư vào hạ tầng giao thông- Giao dịch xăng dầu trên sàn- tạo thị trường công khai, minh bạch- Thái Nguyên tăng cường các biện pháp quản lý thương mại điện tử.
Trong những năm gần đây, thương mại điện tử tại Việt Nam phát triển với tốc độ tăng trưởng trên 25% và đạt quy mô trên 20 tỷ USD. Nhiều tổ chức, cá nhân sử dụng các website, mạng xã hội để buôn bán, hoạt động kinh doanh nở rộ với nhiều hình thức. Tuy nhiên, thương mại điện tử cũng bộc lộ nhiều bất cập, tồn tại và cần có sự kiểm soát quyết liệt của cơ quan chức năng.
Ngày 3/9, chính phủ Anh cho biết sẽ cấm chất xylazine, một loại thuốc an thần thú y bị người nghiện ma túy lạm dụng để tăng cảm giác « hưng phấn » trong thời gian tới cùng với 21 chất nguy hiểm khác. Vương quốc Anh là quốc gia đầu tiên trên thế giới cấm loại chất này trong nỗ lực giảm thiểu số lượng ca tử vong liên quan đến ma túy và trấn áp tội phạm buôn bán các chất cấm gây nghiện.
Trong những năm gần đây, thương mại điện tử tại Việt Nam phát triển với tốc độ tăng trưởng trên 25% và đạt quy mô trên 20 tỷ USD. Nhiều tổ chức, cá nhân sử dụng các website, mạng xã hội để buôn bán, hoạt động kinh doanh nở rộ với nhiều hình thức. Tuy nhiên, thương mại điện tử cũng bộc lộ nhiều bất cập, tồn tại và cần có sự kiểm soát quyết liệt của cơ quan chức năng
- Bệnh án điện tử: Còn nhiều khó khăn cần tháo gỡ - Thanh Hoá: Tín dụng chính sách – Trợ lực cho người dân thoát nghèo
Những cái nhất của Công trình đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối.- Doanh nghiệp nắm bắt các cơ hội mới trong thương mại điện tử.
Từ đầu năm đến nay, vi phạm trên thương mại điện tử có chiều hướng phức tạp, tăng cả về số vụ việc và quy mô hàng hoá vi phạm. Trong đó, vi phạm tại các trang mạng xã hội như Zalo, Facebook và các ứng dụng di động khó chứng minh vi phạm và không xác thực được đối tượng vi phạm trừ khi đối tượng thừa nhận vi phạm. Bên cạnh đó, việc thực hiện xử lý vi phạm đối với các doanh nghiệp gian lận rất khó khăn do việc thực hiện kiểm tra, truy tìm được những doanh nghiệp "ảo" không đơn giản. Các trang website thương mại điện tử không cung cấp địa chỉ, cung cấp địa chỉ không đúng, có nhiều địa chỉ là nhà dân, là chung cư... Do vậy, cần tăng cường, bổ sung các chế tài xử phạt vi phạm trên thương mại điện tử, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Hiện nay, nước ta có hơn 14 triệu cửa hàng, 9 nghìn chợ nhưng xu hướng thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt sau giai đoạn dịch COVID-19. Theo Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam (EBI 2024) của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, ước tính tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử Việt Nam năm 2023 tăng trên 25% so với năm trước và đạt 25 tỉ USD. Trong đó, quy mô bán lẻ hàng hoá trực tuyến đạt 17,3 tỉ USD. Theo các chuyên gia, để thương mại điện tử phát triển bền vững, cần quan tâm đến thể chế, xử lý tranh chấp và bảo vệ người tiêu dùng.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live