Sáng nay (15/10) tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số và phát triển thương mại điện tử với chủ đề “Phát triển hợp đồng điện tử an toàn”. Diễn đàn tập trung thảo luận về các yếu tố ảnh hưởng đến việc chuyển đổi số toàn trình cho các chu trình kinh doanh của doanh nghiệp.
Hiện đại hóa ngành tài chính trong bối cảnh chuyển đổi số.- Sửa Luật Điện lực: Cần hành lang pháp lý đủ mạnh để phát triển các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo.
Đề án 06 (Đề án "Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030", qua hơn hai năm thực hiện đã đem lại nhiều kết quả đáng ghi nhận, được người dân, doanh nghiệp đồng tình, ủng hộ và đánh giá cao. Triển khai Đề án 06, Hà Nội và Thừa Thiên Huế được giao thực hiện thí điểm 2 tiện ích về sổ sức khỏe điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VneID. Đây là 2 dịch vụ liên quan nhiều và trực tiếp tới người dân. Với tinh thần chỉ bàn làm, không bàn lùi, vướng mắc phải tháo gỡ, thách thức phải vượt qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu triển khai mở rộng thí điểm 2 tiện ích này trên phạm vi toàn quốc, góp phần xây dựng Chính phủ số, xã hội số, công dân số, phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có mục tiêu tới năm 2030 kinh tế số đóng góp 30% cho nền kinh tế.
Mặc dù, những năm gần đây, các quy định pháp luật về thuế đã được điều chỉnh và khá bao quát đối với lĩnh vực TMĐT, thất thu thuế đã phần nào được hạn chế nhưng vấn đề quản lý thu thuế đối với TMĐT vẫn luôn là vấn đề nóng, là thách thức đối với cơ quan quản lý. Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số, quản lý thuế, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, quy định và quyết liệt trong công tác chỉ đạo, điều hành. Ngày 30/5/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 18 về đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử, chống thất thu thuế, bảo đảm an ninh tiền tệ.
Thời gian gần đây, lực lượng QLTT, phối hợp với cơ quan chức năng liên tục kiểm tra, phát hiện vụ việc bán hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả nhãn hiệu trên các nền tảng thương mại điện tử, thu giữ số lượng lớn hàng hoá vi phạm. Từ nay đến cuối năm, “Tăng cường công tác đấu tranh, chống hàng giả trên thương mại điện tử” tiếp tục là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của lực lượng Quản lý thị trường, nhằm triển khai có hiệu quả Quyết định số 319 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025.
- Nguồn lực đầu tư Dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam- Carbon rừng - Tiềm năng tạo nguồn tài chính mới cho phát triển rừng -Ngành thuế Cần Thơ hướng dẫn cài đặt ứng dụng thuế điện tử
400 tỉ đồng sẽ được tiết kiệm mỗi năm khi người dân thực hiện đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VneID. 1.150 tỷ đồng được tiết kiệm mỗi năm khi sổ sức khỏe điện tử được tích hợp trên VneID. Triển khai Sổ sức khỏe điện tử và cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID thể hiện “3 phù hợp" và mang lại 3 lợi ích lớn. Đó là phù hợp chủ trương, đường lối, cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ về chuyển đổi số quốc gia, lấy người dân làm trung tâm, làm chủ thể; phù hợp lợi ích, nguyện vọng của người dân, doanh nghiệp; phù hợp với điều kiện thực tiễn. 3 lợi ích lớn là cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm chí phí, thời gian tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp; tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong các hoạt động kinh tế, xã hội, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Đây là khẳng định tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc từ Trung ương tới cấp xã, phường để triển khai mở rộng thí điểm Sổ sức khỏe điện tử và cấp Phiếu ý lịch tư pháp qua ứng dụng VneID do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì mới đây. Theo đó, việc thí điểm sổ sức khỏe điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VneID sẽ được thực hiện trên toàn quốc. Đến đầu năm 2025, 100% cơ sở y tế và 40 triệu người dân sử dụng sổ sức khỏe điện tử, 100% người dân có nhu cầu được cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID. Cần chuẩn bị những điều kiện nào để thực hiện được yêu cầu này? Khó khăn, thách thức nào đặt ra?
Chiều nay (30/9), UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Lễ khai trương, phát động cài đặt, sử dụng 2 ứng dụng di động phục vụ cán bộ, công chức, viên chức và người dân, hướng đến hoàn thành mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử vào cuối năm 2025. Đó là ứng dụng di động dành cho cán bộ, công chức, viên chức gọi tắt là G-Quảng Ngãi và ứng dụng phục vụ người dân, tổ chức là C-Quảng Ngãi.
Thời gian qua, tình trạng buôn bán hàng hóa nhập lậu, hàng giả và vi phạm về sở hữu trí tuệ trên thương mại điện tử vẫn diễn ra phức tạp, đặc biệt ở các mặt hàng thiết yếu. Tiếp tục thực hiện “Đề án chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025” của Chính phủ, Tổng cục QLTT triển khai đồng bộ các giải pháp, nhằm ngăn chặn hàng lậu, hàng giả kinh doanh trên thương mại điện tử.
Theo Tổng cục Thuế, từ ngày 01/07/2022, việc triển khai áp dụng hoá đơn điện tử trên toàn quốc là một bước thay đổi quan trọng trong công tác quản lý thuế, đã tiết kiệm được chi phí cho doanh nghiệp và người dân, giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính thuế, từ đó doanh nghiệp quản trị hiệu quả hơn, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân nộp thuế. Vậy, công tác quản lý rủi ro về hóa đơn và hướng dẫn tra cứu hóa đơn đầu vào để phòng ngừa rủi ro” như thế nào cho hiệu quả trong tình hình mới? Bà Ngô Thị Thùy Linh, Phó trưởng Ban Quản lý rủi ro, Tổng cục Thuế giải đáp những vấn đề này.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live