
Chiều 22/10, UBND TP.HCM tổ chức Họp báo công bố Quyết định số 79/2024/QĐ-UBND ngày 21/10/2024 của UBND TP về sửa đổi, bổ sung Quyết định số 02/2020/QĐ-UBND ngày 16/1/2020 quy định về bảng giá đất trên địa bàn TP.HCM. Phó Chủ tịch UBND TP Bùi Xuân Cường chủ trì, tham dự có đại diện các sở, ngành liên quan.
Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X diễn ra từ ngày hôm nay đến ngày 18/10 tại Thủ đô Hà Nội- TPHCM chốt điều chỉnh giá đất vào chiều nay- Triệt phá đường dây tổ chức đánh bạc, đánh bạc trên không gian mạng với tổng số tiền giao dịch hơn 1.800 tỷ đồng- Giá dầu thô đã giảm hơn 5% sau khi có thông tin Israel sẽ không tấn công các cơ sở dầu thô hoặc hạt nhân của Iran- Tại Pháp - đấu giá bộ xương khủng long (lớn nhất) có niên đại 145 triệu năm
Sáng nay, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà họp nghe báo cáo về đề xuất chủ trương đầu tư Dự án cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang (giai đoạn 1), đoạn qua tỉnh Tuyên Quang.
Nhiều ý kiến băn khoăn đã được nêu lên tại Hội nghị phản biện xã hội về Dự thảo quyết định điều chỉnh Quyết định 02 năm 2020 của UBND TP.HCM quy định về bảng giá đất trên địa bàn TP diễn ra chiều nay (12/8), do Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM tổ chức.
Tại Nghị quyết phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 5/2024, Chính phủ tiếp tục nhấn mạnh việc “triển khai các giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện, xăng dầu phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng, tuyệt đối không để thiếu điện, đứt gãy nguồn cung xăng dầu trong mọi tình huống. Thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả”. "Tăng cường các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả, góp phần đảm bảo điện cao điểm mùa khô 2024 ở miền Bắc" là chủ đề của chương trình Chuyên gia của bạn, với sự tham gia của ông Trần Viết Nguyên - Phó Trưởng ban Kinh doanh Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Bài 2 loạt bài "Quản lý nhu cầu điện, điều chỉnh phụ tải điện (DSM/DR): Giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn điện đang cần cơ chế".- Xanh hóa bao bì: Xu hướng tất yếu để phát triển bền vững.
“Khi doanh nghiệp tham gia điều chỉnh phụ tải điện (DR)”, đã có rất nhiều lợi ích đạt được cho cả doanh nghiệp, ngành điện và nhà nước. Trong đó, lợi ích đáng kể nhất đó là góp phần cắt giảm công suất phụ tải đỉnh của hệ thống điện quốc gia, giúp sử dụng hiệu quả nguồn điện, đảm bảo điện, nhất là trong các thời gian cao điểm mùa khô khi nhu cầu điện tăng cao. Đó là nội dung bài đầu tiên trong loạt bài hai kỳ “Quản lý nhu cầu điện, điều chỉnh phụ tải điện (DSM/DR) - Giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn điện đang cần cơ chế” của PV Bá Toàn được phát sóng trong chương trình hôm qua. Và, mặc dù Việt Nam đã có “Chương trình quốc gia về quản lý nhu cầu điện” từ năm 2007, nhưng đến nay, chương trình này vẫn đang được thực hiện theo hình thức “phi thương mại”, hoàn toàn dựa trên sự tự nguyện tham gia, hỗ trợ của khách hàng qua sự kêu gọi của các đơn vị điện lực, “Cần cơ chế để doanh nghiệp tham gia Quản lý nhu cầu điện/điều chỉnh phụ tải điện” (DSM/DR) là nội dung bài 2, cũng là bài cuối của loạt bài này.
Lần đầu tiên trong lịch sử, tiêu thụ điện toàn quốc trong ngày 28/5/2024 đã lên tới hơn 1 tỷ kWh. Đồng nghĩa, công suất phụ tải điện đã tới hạn. Căng thẳng điện trong các giờ cao điểm rất dễ xảy ra, nhất là khi hệ thống điện gặp sự cố một số tổ máy điện có công suất lớn. Nhờ có sự đồng hành của hơn 13 nghìn doanh nghiệp sử dụng điện lớn thực hiện chương trình “quản lý nhu cầu điện” (DSM), và cụ thể là thực hiện “điều chỉnh phụ tải điện” (DR) - thông qua việc hạn chế, giảm sử dụng điện trong các khung giờ cao điểm để dịch chuyển sang sử dụng điện vào giờ thấp điểm, đã góp phần cắt giảm công suất phụ tải đỉnh của hệ thống điện quốc gia, giúp sử dụng hiệu quả nguồn điện, đảm bảo điện, nhất là trong các thời gian cao điểm mùa khô (từ tháng 4 đến tháng 7 hằng năm) khi nhu cầu điện tăng cao. Đóng góp quan trọng như vậy, thế nhưng hiện nay các đơn vị liên quan vẫn đang thực hiện việc “điều chỉnh phụ tải điện” phi thương mại, nghĩa là kêu gọi, khuyến khích khách hàng (chủ yếu là các doanh nghiệp sử dụng nhiều điện) tự nguyện điều chỉnh giảm nhu cầu dùng điện trong các thời điểm nhu cầu của hệ thống tăng cao - mặc dù Việt Nam đã có “Chương trình quốc gia về quản lý nhu cầu điện” từ năm 2007. Cần cơ chế, chính sách phù hợp để chương trình quản lý nhu cầu điện, điều chỉnh phụ tải điện (DSM/DR) đạt hiệu quả như mục tiêu đề ra, đó là: góp phần đảm bảo cung ứng điện, nâng cao chất lượng điện năng và độ tin cậy cung cấp điện; giảm nhu cầu vốn đầu tư phải xây mới, mở rộng hệ thống điện; góp phần giảm áp lực tăng giá điện; bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ngành điện. Loạt bài hai kỳ “Quản lý nhu cầu điện, điều chỉnh phụ tải điện (DSM/DR) - Giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn điện đang cần cơ chế” của PV Bá Toàn đề cập nội dung này. Chương trình hôm nay phát sóng bài 1 với nhan đề “Nhiều doanh nghiệp lớn tham gia điều chỉnh phụ tải điện (DR)”:
Chính phủ thống nhất thông qua đề nghị về xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản và Các tổ chức tín dụng. Đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét trình Quốc hội quyết định thông qua tại kỳ họp thứ 7.- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ điều chỉnh phương án bình ổn thị trường vàng.- Tiếp tục khắc phục sự cố sạt lở hầm đường sắt Chí Thạnh, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Tập đoàn Đèo Cả đặt mục tiêu đến ngày 30/5/2024 sẽ thông hầm, khôi phục giao thông đường sắt Bắc - Nam đoạn đi qua tỉnh Phú Yên”.- Liên minh châu Âu (EU) thông qua luật quy định giới hạn phát thải khí methane đối với nhập khẩu dầu và khí đốt vào châu Âu từ năm 2030, nhằm kiểm soát rò rỉ loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính này.- Bỉ tái tạo thành công chân dung nghi phạm giết người từ dữ liệu ADN.
Trong việc vận hành hệ thống, theo nhiều chuyên gia, việc điều chỉnh phụ tải, dịch chuyển thời gian sản xuất sẽ giảm nhu cầu sử dụng điện, góp phần giảm công suất vào giờ cao điểm, giúp đảm bảo nguồn điện ổn định cho doanh nghiệp và tiết kiệm chi phí sản xuất, nhất là với TP.HCM. Tin của phóng viên thường trú TP.HCM:
Đang phát
Live