Hai tháng qua, hoạt động đầu tư biến động: đầu tư từ ngân sách nhà nước tăng, còn đầu tư tư nhân (bao gồm đầu tư tư nhân trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài) chững lại. Việc vốn đầu tư thực hiện từ ngân sách tăng là tín hiệu tích cực cải thiện hạ tầng kinh tế – xã hội, nhưng nếu đầu tư tư nhân tiếp đà suy giảm sẽ là điểm nghẽn của hoạt động đầu tư nói chung và của nỗ lực phục hồi, phát triển kinh tế. Đáng chú ý, dù đầu tư tư nhân sụt giảm thể hiện trong số liệu thống kê 2 tháng vừa qua, triển vọng thu hút vốn FDI chất lượng, vẫn khá tích cực. Giải pháp nào để Việt Nam hấp thụ nguồn vốn này hiệu quả? Giải pháp nào để "cỗ xe tam mã" khẳng định rõ là động lực tăng trưởng cả năm 2023 ? Hãy cùng chúng tôi bàn luận với hai vị khách mời, đó là PGS.TS Đào Ngọc Tiến – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương và Tiến sĩ Trần Toàn Thắng – Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Hai tháng qua, hoạt động đầu tư biến động: điểm sáng là đầu tư từ ngân sách nhà nước tăng, còn đầu tư tư nhân (bao gồm đầu tư tư nhân trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài) chững lại. Việc vốn đầu tư thực hiện từ ngân sách tăng là tín hiệu tích cực cải thiện hạ tầng kinh tế – xã hội, nhưng nếu đầu tư tư nhân tiếp đà suy giảm sẽ là điểm nghẽn của hoạt động đầu tư nói chung và của nỗ lực phục hồi, phát triển kinh tế. Đáng chú ý, dù đầu tư tư nhân sụt giảm thể hiện trong số liệu thống kê 2 tháng vừa qua, triển vọng thu hút vốn FDI chất lượng, vẫn khá tích cực thời gian tới. Giải pháp nào để Việt Nam hấp thụ nguồn vốn này hiệu quả? Giải pháp nào để "cỗ xe tam mã" khẳng định rõ là động lực tăng trưởng cả năm 2023 ? Hãy cùng chúng tôi bàn luận với hai vị khách mời, đó là PGS.TS Đào Ngọc Tiến – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương và Tiến sĩ Trần Toàn Thắng – Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư !
“Xây dựng Đồng bằng sông Hồng là vùng động lực phát triển hàng đầu, có vai trò dẫn dắt”- Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo tại Hội nghị triển khai Chương trình hành động của CP về phương hướng phát triển KT-XH, bảo đảm QP-AN vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Xúc tiến đầu tư Vùng. -Thủ tướng Chính phủ ra công điện yêu cầu các bộ ngành, địa phương khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)-Ngay sau khi đến Thổ Nhĩ Kỳ, đoàn cứu nạn, cứu hộ của BCA Việt Nam phối hợp lực lượng cứu hộ quốc tế, cứu được nạn nhân đầu tiên- Đội Công binh số 1 Việt Nam trao tặng nhiều công trình nhân đạo cho người dân khu vực Abyei Nam Sudan-Nhân ngày Phát thanh thế giới 13/2: “Phát thanh Việt Nam đồng hành cùng khát vọng hòa bình của dân tộc” -Nga đề nghị NATO họp khẩn về vụ nổ đường ống Dòng chảy phương Bắc tháng 9 năm ngoái.-Dự báo Ấn Độ sắp vượt Trung Quốc trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới trong năm nay
Tình hình thế giới và trong nước được dự báo tiếp tục có nhiều khó khăn, thách thức, tác động nhiều chiều tới hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại - những lĩnh vực Bộ Công Thương quản lý. Trong khi 2023 là năm giữa nhiệm kỳ, có ý nghĩa rất quan trọng, tạo nền tảng để thực hiện thắng lợi các mục tiêu kế hoạch 5 năm 2021-2025, Bộ Công Thương xây dựng tới 9 nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu, góp phần ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
2022 là một năm thành công với kinh tế Việt Nam khi GDP đạt tốc độ tăng trưởng 8,02%, trong bối cảnh kinh tế quốc tế biến động khôn lường. Trong đó, các hoạt động xuất nhập khẩu đạt kết quả ấn tượng; thu hút FDI không chỉ ở những con số, mà đáng khích lệ hơn khi đó là dự cảm, dự định của các nhà đâu tư quốc tế - họ tin tưởng vào thị trường Việt Nam, mong muốn được hợp tác với các doanh nhân-doanh nghiệp Việt Nam. Đó không chỉ là kết quả về mặt kinh tế, mà những nỗ lực trong hoạt động kinh tế đang bồi đắp – gia tăng sức hút thương hiệu Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu. Nhưng thẳng thắn nhìn lại, vẫn còn những bất cập, rào cản, nếu có thể tháo gỡ hoặc đánh giá đúng và có những biện pháp quản trị rủi ro, giảm thiểu thiệt hại, kinh tế nói riêng, sự phát triển của đất nước nói chung sẽ mạnh mẽ, bền vững hơn. Dòng chảy kinh tế hôm nay, xin mời quý vị nghe cuộc trao đổi của phóng viên Thu Trang với Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đức Khương, Chủ tịch Hội Khoa học và chuyên gia Việt Nam toàn cầu, tại Pháp – góp một góc nhìn về động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam và những điểm nghẽn cần tháo gỡ, để khát vọng Việt Nam thịnh vượng trở nên gần gũi hơn.
Tập trung phát triển kinh tế cửa khẩu là 1 trong những mục tiêu trọng tâm của tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2020 - 2025. Để thực hiện mục tiêu này, Lạng Sơn đã xây dựng những giải pháp đồng bộ từ quy hoạch đến cơ sở hạ tầng.
Với việc cắt bỏ hàng nghìn điều kiện kinh doanh thời gian qua đã giúp môi trường kinh doanh được tự do, an toàn hơn. Song theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp, hiện chất lượng của các văn bản pháp luật chưa thực sự tốt, đặc biệt, là các văn bản hướng dẫn thực thi còn chậm và chồng chéo... Điều này đã và đang khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn trong thực tiễn áp dụng.
Năm 2023 sẽ là một trong những năm đáng nhớ nhất trong hành trình phát triển của các tỉnh Tây Nguyên, khi các tỉnh triển khai thực hiện nghị quyết 23 của Bộ chính trị về phát triển Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Để đạt được mục tiêu của nghị quyết: xây dựng Tây Nguyên từ vùng kém phát triển nhất, thành vùng kinh tế khá của cả nước, các cấp ủy đảng, chính quyền, người dân, cộng đồng doanh nghiệp ở Tây nguyên đang tích cực tìm hiểu và triển khai. Chương trình hành động của Chính phủ với các dự án trị giá hàng trăm nghìn tỷ đồng , sự chờ đón của các doanh nghiệp… cho thấy nghị quyết 23 đang tạo ra cho Tây Nguyên cơ hội phát triển lớn, đồng thời cũng rất cần cam kết trách nhiệm từ các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương để cơ hội đó trở thành hiện thực.
Hơn 100.000 doanh nghiệp phải đóng cửa trong năm 2020- con số thống kê này của Tổng cục Thống kê đã phần nào cho thấy những tác động nặng nề của đại dịch COVID-19 đối với nền kinh tế. Tuy vậy, cũng chính trong bối cảnh khó khăn này, vẫn có nhiều doanh nghiệp không chỉ trụ vững, mà còn phát triển mạnh mẽ, tạo ra nhiều sản phẩm mới… nhờ đầu tư cho đổi mới công nghệ, đổi mới sáng tạo. - Đổi mới sáng tạo sẽ trở thành chìa khóa để các quốc gia đang phát triển như Việt Nam vượt qua thách thức, nhưng vấn đề đặt ra ở đây là: Thúc đẩy đổi mới sáng tạo tại Việt Nam như thế nào? Cần tạo động lực ra sao để doanh nghiệp vượt qua khó khăn-thách thức và dám đầu tư đổi mới công nghệ, đổi mới sáng tạo để phát triển bền vững?.
Tăng cường hấp thụ, phổ biến công nghệ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là chìa khóa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững ở Việt Nam- Đây là thông điệp chính của hai báo cáo về đổi mới sáng tạo được công bố tại sự kiện do Bộ Khoa học và công nghệ Việt Nam, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và Ngân hàng Thế giới đồng tổ chức hôm nay (03/11), tại Hà Nội.
Đang phát
Live