Những ngày tháng 9 này, nhìn lại lịch sử hào hùng của đất nước, chúng ta không khỏi tự hào về những thành tựu to lớn mà đất nước ta đã đạt được trong thời gian qua. Đáng chú ý, việc thiết lập quan hệ ngoại giao, Đối tác chiến lược với nhiều quốc gia, trong đó có nước CHDCND Trung Hoa đã nâng cao vai trò, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước. Với nỗ lực chung của cả hai bên, quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc những năm gần đây đã tạo động lực mới để mối quan hệ hợp tác Việt Nam-Trung Quốc phát triển mạnh mẽ toàn diện trên các lĩnh vực.
Tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 7 và 7 tháng năm 2023 diễn ra cuối tuần qua, mặc dù nhận diện còn nhiều khó khăn, thách thức, song, trên cơ sở kết quả kinh tế - xã hội tháng 7 tốt hơn so tháng 6, góp phần vào kết quả chung của 7 tháng; kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh “chưa thay đổi mục tiêu về tăng trưởng”. Như vậy trong 6 tháng cuối năm, phải đạt tăng trưởng khoảng 9%. Để đạt được mục tiêu này, Chính phủ đặt trọng tâm chỉ đạo, điều hành là “ưu tiên tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao đời sống cho nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội…”. Đáng lưu ý, trong 6 nội dung chỉ đạo điều hành, Chính phủ nhấn mạnh việc “Ưu tiên cho tăng trưởng, thúc đẩy cả tổng cung, tổng cầu, 3 động lực tăng trưởng (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng)” và “Rút ngắn quy trình, thủ tục xây dựng thể chế và văn bản”. Ông Đậu Anh Tuấn - Phó Tổng Thư ký VCCI, Trưởng Ban pháp chế - Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng bàn luận câu chuyện này.
Kết thúc nửa chặng đường năm 2023, Việt Nam đạt mức tăng trưởng GDP 3,72%, thấp so với kỳ vọng, mục tiêu đề ra. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng cả năm nay từ 6-6,5% thì 2 quý còn lại sẽ phải đạt mức tăng 8-9%. Mặc dù tăng trưởng quý 2 cao hơn quý 1 và đã xuất hiện những điểm sáng trên cả bình diện trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, theo dự báo là sẽ còn rất nhiều khó khăn, thách thức để đạt được các tiêu tăng trưởng đã đề ra, nếu không có những giải pháp mạnh mẽ và quyết liệt hơn trong thời gian tới. - Diễn đàn chủ nhật hôm nay sẽ bàn về chủ đề này. Khách mời tham gia bàn luận là Chuyên gia kinh tế-Tiến sỹ Lê Duy Bình, Giám đốc Economica Việt Nam và bà Trịnh Thị Ngân,Trưởng Ban cố vấn, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội.
Iran vừa mở lại đại sứ quán tại Ả-rập Xê-út khi hai nước thiết lập lại quan hệ song phương, sau nhiều năm thù địch. Sự kiện lịch sử này không chỉ giúp thúc đẩy quan hệ song phương giữa hai nước, mà còn tác động đến cục diện địa chính trị ở Trung Đông. Bên cạnh việc khôi phục quan hệ với một số quốc gia vùng Vịnh, mới đây, Iran cũng đã đưa ra tuyên bố về kế hoạch thành lập một liên minh hải quân với ba quốc gia vùng Vịnh, Ấn Độ và Pakistan nhằm góp phần mang lại an ninh và ổn định trong khu vực. Những nỗ lực của Iran trong tạo động lực mới cho hợp tác khu vực sẽ tác động ra sao tới khu vực Trung Đông đầy bất ổn cũng như an ninh toàn cầu? Phóng viên Ngọc Thạch, thường trú Đài TNVN tại Ai Cập, theo dõi khu vực Trung Đông phân tích rõ hơn vấn đề này.
Giai đoạn phát triển 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, Đảng và Nhà nước đặt nhiều kỳ vọng vào vai trò nền tảng của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KHCN và ĐMST), xem đây là “đột phá chiến lược”, “động lực chính” để tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Trên tinh thần đó, thời gian qua, các nhà nghiên cứu đã nỗ lực thi đua phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, hướng các nghiên cứu của mình gắn với mục tiêu phát triển bền vững đất nước.
Các dự án cao tốc dần hoàn thành – tạo kết nối và động lực phát triển kinh tế đất nước- Vốn và quỹ đất là 2 yếu tố cần chú trọng để triển khai các dự án nhà ở xã hội trong tương lai- Tiêu điểm kinh tế địa phương: chính sách hỗ trợ lao động làm việc ở nước ngoài tại Cà Mau.
2 dự án thành phần của dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông (giai đoạn 1) bao gồm: Mai Sơn – Quốc lộ 45 và Phan Thiết - Dầu Giây vừa được Bộ GTVT tổ chức khánh thành đánh dấu tiến độ hoàn thành nhiều dự án cao tốc. Khi đó, các cơ quan, đơn vị toàn ngành, đặc biệt là các doanh nghiệp, nhà thầu đang tích cực triển khai các dự án thành phần giai đoạn 2 (2021 – 2025), với 12 dự án thành phần, có tổng chiều dài 723,7 km, gồm các đoạn từ Hà Tĩnh-Quảng Trị, Quảng Ngãi-Nha Trang đến Cần Thơ-Cà Mau. Các tuyến cao tốc hoàn thành không chỉ kết nối giao thông, còn chính là lực đẩy mang tính lan tỏa, cộng hưởng, để phát triển các ngành kinh tế khác như du lịch, dịch vụ, văn hóa xã hội và phát huy thế mạnh kinh tế các địa phương, đóng góp vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đất nước toàn diện và bền vững.
Chính phủ vừa ban hành Chương trình hành động tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10, Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần phát triển kinh tế xã hội nhanh, bền vững, nâng cao tính tự chủ, tự cường của nền kinh tế. Mục tiêu cụ thể của chương trình: Phấn đấu đến năm 2025 có khoảng 1,5 triệu doanh nghiệp, trong đó có 60.000 đến 70.000 doanh nghiệp quy mô vừa và lớn; đến năm 2030 có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp; hình thành và phát triển nhiều tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh, có tiềm lực, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Trong bối cảnh thế giới giới có nhiều biến động, bất định, khó lường, nền kinh tế nói chung, khu vực kinh tế tư nhân nói riêng tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, bản thân khối kinh tế này cũng bộc lộ nhiều hạn chế do khách quan và chủ quan, việc hiện thực hóa những mục tiêu này đòi hỏi quyết tâm rất lớn. Tiến sĩ Tô Hoài Nam – Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) và ông Trần Toàn Thắng – Viện chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và đầu tư cùng bàn luận nội dung này.
Đồng hành cùng đất nước, kinh tế tư nhân (gồm cả doanh nghiệp và hộ kinh doanh) đã phát triển không giới hạn quy mô, địa bàn, ngành nghề. Từ chỗ được xác định “là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế”, trở thành “thành phần có vai trò quan trọng và là động lực của nền kinh tế”, tiến tới “trở thành động lực quan trọng của kinh tế quốc dân”, kinh tế tư nhân hiện có quy mô 1/3 nền kinh tế, với nhiều thương hiệu mạnh ở nhiều lĩnh vực trọng yếu - khả năng cạnh tranh quốc tế lớn, văn hoá doanh nghiệp nổi bật, trách nhiệm xã hội cao. Tuy nhiên, trong nỗ lực trở thành “động lực quan trọng”, cộng đồng doanh nghiệp khu vực kinh tế này cũng bộc lộ nhiều bất cập, cần được hỗ trợ - thúc đẩy đổi mới sáng tạo mạnh mẽ hơn, để có thể phát huy hết khả năng, phát triển xứng tầm. Hãy cùng nhận diện vấn đề qua sự phân tích, bình luận của Tiến sĩ Tô Hoài Nam – Thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME); và Tiến sĩ Trần Toàn Thắng – Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Đồng hành cùng đất nước, kinh tế tư nhân (gồm cả doanh nghiệp và hộ kinh doanh) đã và đang phát triển không giới hạn quy mô, địa bàn, ngành nghề. Từ chỗ được xác định là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế, trở thành thành phần có vai trò quan trọng và là động lực của nền kinh tế; cộng đồng kinh tế tư nhân đang nỗ lực tiến tới trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế quốc dân như kỳ vọng-định hướng của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII, lần thứ XIII. Đâu là điều kiện cần để nỗ lực “triển khai Nghị quyết của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” trở thành hiện thực? Các chuyên gia, doanh nhân sẽ nhìn nhận thực tiễn và kiến nghị giải pháp cho vấn đề.
Đang phát
Live