Lần đầu tiên Việt Nam tiếp nhận và điều trị khẩn cấp thành công cho nhân viên Liên hợp quốc bị mắc Covid 19.- Chính phủ quyết cơ chế đặc thù gỡ vướng nguồn vật liệu xây dựng phục vụ cho tuyến cao tốc Bắc - Nam.- Công an triệt phá hai đường dây cá độ bóng đá quy mô cực lớn ở Hà Nội và tỉnh Nghệ An với tổng số tiền lên tới hơn 2 nghìn 500 tỷ đồng.- Nga và Mỹ ra Tuyên bố chung về ổn định chiến lược trong cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên giữa 2 nhà lãnh đạo kể từ năm 2018.- Đức ra mắt máy tính lượng tử thương mại đầu tiên ở châu Âu.- Bình luận: Đầu tư công: Không còn cửa xin- cho, dàn trải!
Nội dung chính:* Giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài: vì sao chậm trễ.* Đề cao trách nhiệm, tăng tính chủ động khởi thông dự án đầu tư công.* Doanh nghiệp nỗ lực thích nghi với những ảnh hưởng từ dịch Covid 19.
Với tình hình dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Do đó, một trong những biện pháp giúp hồi phục tăng trưởng kinh tế là đẩy mạnh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Đây cũng là nội dung của Nghị quyết số 84 ngày 29/5/2020 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
Năm 2020, do tác động tiêu cực của thiên tai, dịch bệnh, cân đối thu, chi ngân sách nhà nước gặp nhiều khó khăn, thu ngân sách Trung ương không đạt dự toán, bội chi ngân sách nhà nước tăng so với dự toán. Với tinh thần quyết tâm xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt, phục vụ nhân dân, thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các ngành, các cấp đã chủ động, tích cực đổi mới, cải cách mạnh mẽ, linh hoạt, sáng tạo và quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành, quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho xây dựng, phát triển đất nước. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Tại phiên họp mới đây của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến về báo cáo công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2020, các đại biểu đề nghị cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở từng ngành, địa phương để chỉ ra các bất cập, khắc phục tính hình thức trong báo cáo thực hành tiết kiệm chống lãng phí.
Năm 2020, giải ngân đầu tư công “lập đỉnh” trong 5 năm khi đạt 82,8% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (tương đương 470.600 tỷ đồng). Tuy là một năm vô cùng khó khăn, việc thực hiện tốt giải ngân vốn đầu tư công đã góp phần quan trọng tạo nên mức tăng trưởng GDP 2,91%, đưa Việt Nam vào nhóm các nước tăng trưởng cao nhất thế giới. Tuy nhiên, sang đến đầu năm 2021 này, tốc độ giải ngân vốn đầu tư công đã chậm lại. Ngay trong thời điểm cuối tháng 5 này, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 13/CT-TTg về đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng xây dựng Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã làm việc với các bộ, cơ quan về việc cập nhật, bổ sung đánh giá báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 để chuẩn bị báo cáo các cấp có thẩm quyền. Các bộ, ngành, địa phương phải dứt khoát khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, manh mún, chia cắt cũng như tâm lý trông chờ, ỷ lại ở Trung ương, đồng thời chống tiêu cực, nghiêm cấm “chạy” dự án, để hoạt động giải ngân vốn đầu tư công tiếp tục được xác định là phần quan trọng của “cỗ xe tam mã” thúc tăng trưởng kinh tế trong năm 2021 này. BTV Đài TNVN bàn luận về nội dung này cùng Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Trần Quốc Phương.
Với mục tiêu trở thành công cụ hữu hiệu của Đảng và Nhà nước, góp phần làm minh bạch nền tài chính quốc gia, Kiểm toán Nhà nước đã tiếp tục đẩy mạnh các cuộc kiểm toán lĩnh vực có nhiều rủi ro, được dư luận xã hội và cử tri cả nước quan tâm, nhằm góp phần hoàn thiện thể chế, phát hiện và ngăn chặn các sai phạm trong quản lý tài chính, kinh tế, trong đó công tác kiểm toán các dự án đầu tư công được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của Kiểm toán Nhà nước. Qua công tác kiểm toán các dự án đầu tư công hàng năm, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị xử lý tài chính hàng chục nghìn tỷ đồng bao gồm thu hồi nộp ngân sách nhà nước, giảm thanh toán và xử lý khác, đồng thời, có rất nhiều kiến nghị các Bộ, ngành, địa phương và các Ban Quản lý dự án để kịp thời khắc phục các tồn tại, thiếu sót trong công tác chỉ đạo điều hành, kiến nghị xem xét, sửa đổi kịp thời các quy định, chính sách không phù hợp để nâng cao hiệu quả đầu tư dự án.
- Các tổ chức tín dụng đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn, khôi phục sản xuất kinh doanh. - Doanh nghiệp du lịch thay đổi từng ngày để ứng phó với dịch. - Gỡ ách tắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nhìn từ ngành giao thông vận tải.
- Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công.- Doanh nghiệp chủ động thích ứng, bản lĩnh, sáng tạo – Góp phần hiện thực hóa khát vọng Việt Nam 2045.- Kinh doanh trách nhiệm, tiêu dùng bền vững trong thời kỳ bình thường mới.
Tín hiệu vui cho xuất khẩu cà rốt tại Hải Dương, khi nhiều đơn hàng liên tiếp được chuẩn bị để từ đầu tháng 3 tới sẽ xuất khẩu sang Hàn Quốc.- Dự án bò sữa lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long được khởi công hôm nay tại An Giang.- Tổng thư ký ASEAN đánh giá cao thành công của Việt Nam trong năm Chủ tịch ASEAN 2020, chủ trì và tham gia đàm phán thành công nhiều văn kiện trong khuôn khổ hợp tác ASEAN.- Các lực lượng quân sự của Mỹ ở Iraq đang đặt trong tình trạng báo động cao, đề phòng các cuộc tấn công trả đũa, sau vụ không kích ở Xyria, khiến ít nhất 22 người thiệt mạng.
- Ngành GTVT tập trung nguồn lực, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm - Phỏng vấn ông Dương Viết Roãn, Giám đốc Ban Quản lý dự án Thăng Long về tiến độ triển khai dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam - Đổi mới sáng tạo và đột phá về công nghệ gắn với vai trò bộ, ngành.
Đang phát
Live