Theo kế hoạch, giai đoạn 2021 - 2025, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) phải hoàn thành hơn 300 dự án đường dây và trạm biến áp công suất 220kV và 500kV, với tổng giá trị đầu tư khoảng 97.700 tỷ đồng. Chỉ tính riêng năm 2021, EVNNPT có kế hoạch khởi công 47 dự án, đóng điện đưa vào vận hành 69 dự án, với nguồn vốn dự kiến khoảng 17.550 tỷ đồng. Đã qua 7 tháng của năm, mặc dù nỗ lực để vượt qua những tác động bất lợi của đại dịch covid-19, song vẫn còn nhiều vướng mắc khác như công tác giải phóng mặt bằng, hay những bất cập trong quy định về thủ tục chuẩn bị đầu tư, nên việc giải ngân vốn đầu tư của Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) mới đạt khoảng 31,5% kế hoạch… Theo Tổng Giám đốc EVNNPT Phạm Lê Phú, Công điện (số 1082/CĐ-TTg) của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021 đã nhấn mạnh việc “rà soát cơ chế, chính sách, quy định của pháp luật liên quan đến các quy trình, thủ tục đầu tư công để kịp thời sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định”. Điều này sẽ góp phần gỡ khó cho các dự án ODA của EVNNPT. PV Nguyên Long phỏng vấn ông Phạm Lê Phú - Tổng Giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) về nội dung này:
- Giải ngân vốn đầu tư ngành GTVT – từng bước vượt khó- PV ông Nguyễn Danh Huy–Vụ trưởng Vụ KH&ĐT, Bộ GTVT về tăng tốc tiến độ giải ngân- Đi chợ kiểu mới, linh hoạt thích ứng với dịch bệnh
- Việt Nam cần chủ động những kịch bản tăng trưởng kinh tế trong tình hình mới - Cần giải pháp để đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn đầu tư công - Quảng Ninh linh hoạt hỗ trợ xúc tiến đầu tư trong bối cảnh dịch bệnh.
Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường nghe Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Quốc hội về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.- Chính phủ tiếp tục tạo điều kiện tối đa để Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam sớm đẩy lùi dịch COVID-19.- Từ 6h sáng 24/7, TP Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 của Thủ tướng chính phủ trong thời gian 15 ngày.- Các thành viên Đội tuyển Olympic Toán học và Sinh học quốc tế liên tiếp mang về những tấm huy chương danh giá cho Việt Nam.- Người dân Li-băng sắp chịu nhiều rủi ro khi mạng lưới cấp nước công cộng của nước này sẽ tê liệt trong vòng một tháng tới.- Số ca tử vong vì COVID19 ở Indonesia tăng lên mức kỉ lục những ngày gần đây.
Gần nửa năm trôi qua, tình hình giải ngân vốn đầu tư công của nhiều bộ, ngành và địa phương vẫn diễn ra khá chậm, thậm chí nhiều nơi còn chưa có kế hoạch giải ngân. Qua công tác kiểm toán các dự án đầu tư công hàng năm, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị xử lý tài chính hàng chục nghìn tỷ đồng bao gồm thu hồi nộp ngân sách nhà nước, giảm thanh toán và xử lý khác, đồng thời, có rất nhiều kiến nghị các Bộ, ngành, địa phương và các Ban Quản lý dự án để kịp thời khắc phục các tồn tại, thiếu sót trong quản lý đầu tư công.
- Nâng cao hiệu quả đầu tư công, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. - Phú Yên - Khánh Hòa: Liên kết để tạo động lực mới trong phát triển.
Nguồn vốn đầu tư công là động lực quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội và hỗ trợ hoạt động của các thành phần kinh tế. Đặc biệt, trong lúc dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, yêu cầu chi tiêu của doanh nghiệp, người dân đều giảm thì Nhà nước phải đóng vai trò đẩy mạnh chi tiêu, đặc biệt là đầu tư công. Nói cách khác, đầu tư công là "bệ đỡ" cho tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, việc giải ngân vốn đầu tư công, nhất là các dự án lớn như đường cao tốc Bắc Nam phía Đông, sân bay Long Thành... đến nay vẫn rất chậm, gây thất thoát, lãng phí, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tại phiên họp 57 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến về các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng cuối năm 2021. Nhiều ý kiến đề nghị, giám sát chặt chẽ các dự án đầu tư công, đặc biệt là các dự án trọng điểm, để đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong đầu tư công.
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến còn phức tạp, để thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép”, cùng với thúc đẩy xuất khẩu, thì tăng cường, nâng cao hiệu quả đầu tư công là giải pháp quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, không chỉ năm 2021 này, mà giai đoạn trung hạn 5 năm 2021-2025. Qua nhiều hội nghị hội thảỏ, những mặt được tromg triển khai cách kế hoạch đầu tư công, cũng như hạn chế đã được đề cập, mổ xẻ. Căn bệnh “kinh niên” về giải ngân chậm- đã được khắc phục phần nào, như chúng ta đã chứng kiến, từ kết quả của năm 2020- nhưng vẫn còn tiếp diễn, cụ thể qua tiến độ giải ngân 5 tháng đầu năm. Giải pháp nào nâng cao hiệu quả đầu tư công, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế? Cùng bàn nội dung này với khách mời là GS.TS Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân, người vừa tái trúng cử đại biểu quốc hội khóa 15.
Nâng cao hiệu quả đầu tư công, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.- Hiện nay “Vaccine Pfizer không có một nguồn vaccine tư nhân nào là hợp pháp”.- Diễn biến Cuộc gặp Thượng đỉnh Nga – Mỹ: Kiểm soát hay giải quyết bất đồng?- Ngân hàng liên tục “gọi vốn” qua kênh trái phiếu.
Vốn đầu tư công phải trở thành “vốn mồi”, tạo sự lan tỏa thu hút đầu tư trong nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng, thực hiện mục tiêu “kép” năm nay, chính vì thế, chỉ trong vòng một tuần, liên tiếp các cuộc họp, hội nghị trực tiếp từ cấp bộ, ngành, địa phương, đến hội nghị toàn quốc, do Chính phủ chủ trì, bàn các giải pháp xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công. Qua đó đã thấy quyết tâm mới, tạo kỳ vọng chuyển biến mạnh trong đầu tư công giai đoạn tới.
Đang phát
Live