Ruộng đất luôn luôn là vấn đề lớn đối với nông nghiệp, nông dân và nông thôn, nhất là ở nước ta với kinh tế nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong GDP, nông dân cũng chiếm tỉ trọng cao trong dân số. Tuy nhiên, với đặc thù quy mô đất nông nghiệp ở nước ta quá nhỏ lẻ, manh mún, nên việc tập trung đất để có quy mô sản xuất hiệu quả hơn và đáp ứng được nhu cầu của thị trường đang là vấn đề cản trở ngành nông nghiệp phát triển. Để nền nông nghiệp phát huy tiềm năng và giá trị, đã đến lúc phải đổi mới sản xuất hướng đến quy mô lớn, hiệu quả cao. Theo đó, cần tháo gỡ rào cản lớn nhất hiện nay là ruộng đất manh mún, nhỏ lẻ để đẩy nhanh quá trình dồn điền, đổi thửa, tập trung, tích tụ ruộng đất.
Trả lời cử tri quận Hoàn Kiếm tại buổi tiếp xúc trước kỳ họp thứ 15, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa 15 hôm nay, ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết, thành phố đã xử lý nhiều trường hợp là cán bộ, đảng viên liên quan đến vi phạm đất đai tại 2 huyện Ba Vì và Sóc Sơn. Tin của phóng viên Đài TNVN.
Từ bao đời nay, đất đai luôn là tư liệu sản xuất đặc biệt giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội và sự ổn định của đời sống người dân. Đây cũng là nguồn lực với nguồn cung hữu hạn và là đối tượng gắn với nhiều cải cách trong thời gian qua. Đồng thời, nhu cầu về đất phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng như bảo vệ quyền lợi của những người sử dụng đất đang đặt ra nhiều vấn đề mới.
Thời gian qua, do quy định pháp luật chưa sát thực tế, còn nhiều kẽ hở nên quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đã bị một số doanh nghiệp, cá nhân lợi dụng gây thất thoát lớn tài sản nhà nước, nhất là về đất đai. Thực tế đó diễn ra như thế nào? Những nguyên nhân và giải pháp nào để vừa đẩy nhanh tiến trình Cổ phần hóa vừa tránh thất thoát lãng phí đất đai? Trong Chương trình đối thoại hôm nay chúng ta cùng hai vị khách mời là Tiến sỹ- Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong và Phó Giáo sư, tiến sỹ Đặng Hùng Võ- nguyên Thứ trưởng Bộ tài nguyên và môi trường cùng bàn luận làm rõ những vấn đề này.
- EVFTA: Đón đầu cơ hội và lường trước thách thức mới.- Dự thảo Nghị định sửa đổi Luật Đất đai:“Nóng” chuyện phân lô bán nền.- Trò chuyện cùng doanh nhân Nguyễn Chí Thanh, Công ty Thanh Bình Hà Nội với thông điệp: Nhà phát triển BĐS đồng hành vì chất lượng cuộc sống sau dịch bệnh.
Tăng cường công khai minh bạch và thực hiện tham vấn đầy đủ với người dân về công tác quản lý đất đai là một trong những giải pháp để giảm tình trạng khiếu kiện và tranh chấp trong lĩnh vực đất đai. Đây cũng là mục tiêu hướng đến trong lần sửa đổi Luật Đất đai năm 2013 đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân.
- Kẽ hở trong quy định của pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, nhìn từ vụ án Nguyễn Xuân Đường ở Thái Bình.- Đền bù khi thu hồi đất, những bất cập đặt ra.- Những quy định bất hợp lý ở TpHCM tách thửa cho người sử dụng đất.
Dù đã giải quyết được nhiều điểm vướng mắc của Luật Đất đai 2003, song sau gần 6 năm thực hiện, Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã bộc lộ nhiều bất cập, không những gây khó khăn cho các địa phương trong quá trình tổ chức thi hành mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người dân. Theo dự kiến chương trình, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai được đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020. Tuy nhiên, mới đây, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020 theo đề nghị của Chính phủ. Chính phủ đề nghị rút luật Đất đai khỏi chương trình kỳ họp 9 của Quốc hội. Đồng thời, đề nghị Quốc hội xem xét thông qua Nghị quyết về việc giải quyết một số vấn đề vướng mắc trong quá trình tổ chức thi hành Luật Đất đai theo quy trình, thủ tục rút gọn. Tại sao lại như vậy? Và có những điều chỉnh nào để những vướng mắc liên quan đến luật đất đai sớm được tháo gỡ cho đến khi Luật được sửa đổi, bổ sung?
Thực hiện Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật, thời gian qua việc công khai thông tin trong hoạt động quản lý, sử dụng đất đai đã được các địa phương triển khai thực hiện, bước đầu tạo ra sự minh bạch trong việc quản lý, sử dụng đất đai. Tuy nhiên, còn nhiều địa phương chưa thực hiện, thực hiện chưa đầy đủ; nội dung, hình thức công khai chưa đảm bảo theo quy định của pháp luật. Vậy cần phải có giải pháp như thế nào để giải quyết tình trạng này?
Đang phát
Live