
Quyết liệt phòng chống dịch- Cán bộ không thể "lơ mơ".- Quản lý thị trường phát hiện các vụ buôn bán bánh trung thu không rõ nguồn gốc.- Loạt bài: Sửa đổi Luật đất đai 2013 – Lấp lỗ hổng – Khơi thông nguồn lực phát triển - bài 3 với nhan đề: Đưa nguồn lực đất đai thực sự trở thành nguồn lực phát triển.- Phân tích động thái thành lập Liên minh Anh-Australia-Mỹ (AUKUS): Bước đi mới củng cố vị thế Mỹ và đồng minh trên toàn cầu
Phát hiện phương tiện lợi dụng xe luồng xanh vận chuyển hàng chục tấn thép cuộn vi phạm về nhãn mác hàng hoá tại Tiền Giang- Triều Tiên liên tiếp phóng tên lửa: Thông điệp gì với quốc tế?- Sửa đổi Luật đất đai 2013 – Lấp lỗ hổng – Khơi thông nguồn lực phát triển
Tình trạng khiếu kiện kéo dài, khiếu kiện vượt cấp, khiếu kiện có đông người tham gia… trong thời gian qua diễn biến khá phức tạp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như cơ chế, chính sách, pháp luật còn những bất cập, nhất là trong lĩnh vực đất đai, đền bù; giải phóng mặt bằng; trình độ nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận quần chúng còn hạn chế; các phần tử xấu lợi dụng lôi kéo, kích động nhằm thực hiện những động cơ, mục đích đen tối của chúng… Bên cạnh đó, còn có một nguyên nhân rất quan trọng, đó là những sai phạm, yếu kém từ phía đội ngũ cán bộ có trách nhiệm, nhất là cán bộ ở cơ sở
Thời gian qua, nhiều cán bộ cấp cao, kể cả cán bộ nghỉ hưu đã bị kỷ luật, bị cách các chức vụ trong Đảng, chính quyền, bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì “dính líu” sai phạm nghiêm trọng về quản lý đất đai, gây thất thoát tài sản của nhà nước…Tình trạng này xuất phát từ nguyên nhân nào, do sự bất cập của luật pháp hay do sự xuống cấp về đạo đức của cán bộ.
- Những bất cập trong quá trình thi hành Luật đất đai 2013 tại 1 số địa phương - Tập trung tổng kết Luật đất đai 2013 - Mô hình khởi nghiệp ở Indonesia góp phần giảm thiểu rác thải ra môi trường
Trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt trong là trong lĩnh vực đất đai, ở nhiều ngành, nhiều cấp vẫn còn tình trạng cán bộ, công chức, viên chức vì động cơ vụ lợi đã lợi dụng vị trí công tác; lợi dụng kẽ hở về cơ chế, chính sách, pháp luật; lợi dụng lòng tin, sự thiếu hiểu biết về chính sách, pháp luật của một bộ phận người dân để sách nhiễu, gây phiền hà, kéo dài thời gian, giải quyết công việc không đúng quy định, không công bằng, không khách quan làm xói mòn lòng tin của người dân, doanh nghiệp, cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội. Vấn đề đặt ra là Chính phủ đã và sẽ làm gì để đẩy lùi tình trạng này.
Những vấn đề liên quan đến qui hoạch, quản lí và sử dụng đất đai ở nhiều địa phương từ lâu đã bộc lộ nhiều hạn chế, gây bức xúc cho dư luận. Như tại Hà Nội, vấn nạn các dự án bất động sản "đắp chiếu", bỏ hoang tồn tại hàng chục năm qua, lãng phí hàng nghìn tỷ đồng, khiến bao người đi không được, mà ở cũng chẳng xong. Thực tế, không khó để bắt gặp những nhà liền kề, biệt thự trị giá từ vài tỷ đồng đến cả chục tỷ đồng, nằm chỏng chơ, xuống cấp cùng thời gian ngay giữa Thủ đô. Để có thêm góc nhìn về thực trạng này, BTV Hải Quân trao đổi với Giáo sư, Tiến sỹ Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường và chuyên gia kinh tế, Tiến sỹ Nguyễn Minh Phong.
Những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số, các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, từ chỗ không có nhà ở, không có hoặc thiếu đất sản xuất, du canh, du cư, di cư tự do, nay đã có nhà ở, có đất sản xuất, được sở hữu, làm chủ tư liệu sản xuất. Nhờ vậy hàng trăm ngàn hộ đồng bào dân tộc thiểu số đã thoát nghèo, ổn định cuộc sống....Tuy vậy, tình trạng hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất ở, đất sản xuất vẫn còn xuất hiện ở nhiều nơi, đặc biệt là các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là vẫn là vấn đề chưa được giải quyết căn bản... Vậy cần làm gì để khắc phục những tồn tại này? Làm gì nâng cao hơn năng lực tiếp cận đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số? Đây là nội dung được bàn luận trong chương trình Đối thoại hôm nay, với sự tham gia của 2 vị khách mời: Bà Đinh Thị Phương Lan, Ủy viên thường trực Hội đồng dân tộc của Quốc Hội và ông Trương Quốc Cần, Viện trưởng Viện Tư vấn Phát triển Kinh tế Xã hội Nông thôn và Miền núi (CISDOMA).
- Chương trình lớp 1 mới: quá nặng! Điều chỉnh cách nào cho phù hợp?- Hội nghị thượng đỉnh EU-Ucraina thảo luận về tương lai quan hệ hai bên.- Cảnh giác với chiêu trò lợi dụng góp ý văn kiện Đại hội 13 để chống phá.- Cấp bách sửa chữa chính sách về quản lý đất đai.- Dịch Covid-19 làm gián đoạn dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần trên toàn thế giới.
Đất đai là tài nguyên quý giá. Thế nhưng, trong những năm gần đây, việc sử dụng đất đai ngày càng lãng phí. Vi phạm trên lĩnh vực đất đai ngày càng nghiêm trọng. Chưa bao giờ hàng loạt quan chức sai phạm về đất đai bị xử lý kỷ luật nhiều như thời gian qua. Tình trạng này diễn ra trên phạm vi rộng và ngày một nghiêm trọng hơn. Có nhiều lý do dẫn đến hiện trạng này. Năng lực quản lý tài nguyên đất đai tương xứng với yêu cầu thực tiễn nên việc khai thác, sử dụng tài nguyên đất còn nhiều lãng phí, chưa hài hoà được lợi ích giữa địa phương, doanh nghiệp và người dân. Thực tế này đặt ra yêu cầu cấp bách điều chỉnh lại chính sách về đất đai, giúp nhà nước quản lý phù hợp, nâng cao được hiệu quả sử dụng đất đai. Loạt phóng sự: "Ồ ẠT PHÂN LÔ BÁN NỀN LỖ HỔNG TRONG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN ĐÂT ĐAI", với phần 1 nhan đề “Đất đô thị bỏ hoang, dân khốn khổ”:
Đang phát
Live