Tình hình dịch COVID19 vẫn diễn biến khó lường, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và một số địa phương khác, số ca nhiễm COVID 19 tiếp tục cao. Tại Hà Nội, đến thời điểm này, vẫn tiếp tục xuất hiện những ổ dịch phức tạp. Do vậy, việc tiếp tục giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 của Chính phủ đang được siết chặt và ở mức độ cao hơn. Điều này cũng đặt ra nhiệm vụ cho ngành thương mại địa phương phải đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu ứng phó dịch COVID-19, cân đối cung cầu, bình ổn thị trường để người dân yên tâm giãn cách, với tinh thần “ai ở đâu ở đó”. Diễn đàn Chủ nhật với chủ đề: "Nỗ lực đảm bảo cung ứng hàng hoá trong đợt giãn cách" có sự tham gia của bà Trần Thị Phương Lan - Quyền Giám đốc Sở Công Thương Thành phố Hà Nội và ông Lê Trường Sơn - Phó Tổng giám đốc Liên Hiệp Hợp Tác Xã Thương Mại thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Co.op)
- Các giải pháp ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp đã đúng và trúng?- Thị trường trong nước –“chỗ dựa” giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn.- Bảo đảm cung ứng hàng hoá trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
- 11.000 thí sinh ở 38 tỉnh, thành chính thức bước vào ngày thi đầu tiên của kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 2 năm 2021, với nhiều biện pháp phòng, chống COVID-19 Gặp gỡ những thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021
Những ngày qua, hàng ngàn người từ các tỉnh thành phía Nam về Huế hoặc đi ngang qua địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế bằng các phương tiện khác nhau. Lực lượng chức năng làm việc liên tục tại các chốt kiểm soát dịch bệnh Covid-19 cửa ngõ phía Nam của tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm tăng cường giám sát và hỗ trợ công dân.
- Thách thức tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm.- Hà Nội đảm bảo cung ứng đủ hàng hóa thiết yếu cho người dân yên tâm phòng chống dịch.- Áp dụng “sản xuất sạch hơn”- Nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên.
Cùng với đảm bảo lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu thì đảm bảo cấp điện an toàn, liên tục và thông suốt là yêu cầu quan trọng trong công tác phòng chống dịch covid-19. Điều này được Chính phủ và Bộ Công Thương nhấn mạnh khi 19 tỉnh, thành phố phía Nam thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khẳng định, các cơ sở cách ly, chăm sóc y tế, bệnh viện dã chiến đều được đưa vào phương án cấp điện ở mức cao nhất, nghĩa là được cấp điện từ ít nhất 2 nguồn, dự phòng cho nhau và dự phòng thêm bằng nguồn máy phát diezen. Cùng với đó, tính đến ngày 20/7/2021, đã có hơn 214 tỷ đồng giảm tiền điện, giảm giá điện đợt 3 được thực hiện đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. PV Nguyên Long phỏng vấn ông Võ Quang Lâm – Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về nội dung này:
TP Hồ Chí Minh và các địa phương phía Nam đang triển khai nhiều phương án tổ chức phân phối, đảm bảo cung cầu hàng hóa vùng dịch. Song trong những ngày qua, nhu cầu mua sắm hàng hoá thiết yếu của người dân TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam vẫn tăng cao, có nơi đã xảy ra tình trạng người tiêu dùng đổ xô đi mua hàng tích trữ dẫn đến hệ thống siêu thị có lúc hết hàng trên quầy kệ tại một số thời điểm. Rất nhiều kịch bản phân phối hàng hóa cho các tỉnh, thành phố phía Nam, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh theo từng cấp độ của dịch bệnh đã được xây dựng.
Vượt qua thách thức, Việt Nam đảm nhận tốt vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc 6 tháng đầu năm 2021.- Quản lý thị trường TP HCM thực hiện công văn “khẩn”, kiểm soát thị trường, chống đầu cơ, tăng giá bất hợp lý.- Chuyến thăm Mỹ của thủ tướng Đức: Củng cố “trục” Mỹ - Đức, kết nối Đại Tây Dương.- Hà Nội: Tuyển sinh đầu cấp trực tuyến đảm bảo phòng dịch.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh, song hầu hết các doanh nghiệp vẫn tập trung duy trì sản xuất ổn định. Cơ quan chức năng TP. Hồ Chí Minh kêu gọi người dân không nên đổ xô đi mua hàng tích trữ, lượng hàng hóa tại các hệ thống phân phối luôn được bổ sung, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.
Ngày mai, hơn nửa triệu thí sinh của 63 tỉnh, thành phố trên cả nước sẽ bước vào đợt 1 kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 – kỳ thi quan trọng nhất của mỗi học sinh sau 12 năm đèn sách. Đây là lần thứ hai kỳ thi tốt nghiệp THPT chia làm 2 đợt cũng là năm thứ hai ngành giáo dục chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Trải qua năm học 2020-2021 rất đặc biệt, khi cả 2 học kỳ đều có thời gian phải nghỉ học để phòng dịch, các thí sinh bước vào kỳ thi với hai nỗi lo: lo thi sao tốt và lo đảm bảo an toàn trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến ngày càng phức tạp ở nhiều tỉnh, thành phố. Những ngày qua, công tác chuẩn bị đã được ngành giáo dục khẩn trương triển khai tại tất cả các điểm thi trong cả nước, đặc biệt là ở các “điểm nóng” dịch bệnh như TP Hồ Chí Minh, Bắc Giang, Phú Yên, Bình Dương hay Đồng Tháp, Bạc Liêu… Tất cả để sẵn sàng cho một kỳ thi tốt nghiệp THPT nghiêm túc và an toàn.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live