
Phân cấp triệt để cho cấp huyện để chủ động, linh hoạt thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia – Nội dung sẽ được xem xét tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa 15 khai mạc vào ngày mai.- Doanh nghiệp dệt may Việt Nam nhanh chóng chuyển đổi theo hướng phát triển bền vững, nhằm thích ứng với thị trường bất định trong năm 2024.- Tiết mục “Đưa Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 13 vào cuộc sống” đề cập vấn đề luân chuyển cán bộ - Hiệu quả từ cách làm của tỉnh Hà Tĩnh.- Cuộc xung đột kéo dài ở Biển Đỏ và căng thẳng leo thang khắp Trung Đông có thể gây ra những tác động tàn khốc đối với nền kinh tế toàn cầu.- Người dân Copenhagen (Đan Mạch) chuẩn bị sẵn sàng chào đón sự kiện Nữ hoàng Margrethe truyền ngôi cho Thái tử Frederik.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Phú Yên về thực hiện nhiệm vụ nửa nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 17.- Quốc hội thông qua dự toán ngân sách nhà nước năm 2024.- Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Knapper khẳng định: Đà Nẵng có điều kiện rất tốt để hợp tác với các địa phương của Hoa Kỳ trong phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn.- Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa ứng phó với bạo lực giới.- Bộ TN&MT đề nghị tỉnh Quảng Ninh rà soát quá trình thẩm định, phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án lấn Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long.- Mỹ sẵn sàng cho Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 30 sẽ khai mạc ngày mai tại San Francisco.- Israel nhất trí tạm dừng hoạt động quân sự 4 tiếng mỗi ngày tại phía Bắc Dải Gaza để cho phép người dân ở khu vực này sơ tán.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra những mục tiêu rất cụ thể cho tiến trình phát triển kinh tế giai đoạn 2021 – 2025 như: tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt khoảng 6,5% - 7%/năm; đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp vào tăng trưởng đạt khoảng 45%; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt hơn 25% và kinh tế số đạt khoảng 20%…Trong số những mục tiêu vừa nêu, kinh tế số là chỉ tiêu mới – vừa hiện hữu nhiều cơ hội, thuận lợi, vừa cho thấy những bất cập-thách thức. Đã qua nửa chặng đường triển khai Nghị quyết Đại hội, chúng ta đã góp sức thực hiện mục tiêu kinh tế số tới đâu? Những điều kiện thuận lợi nào cần nhận diện-phát huy, giải pháp nào là căn cơ để kinh tế số không chỉ cán mốc 20% GDP vào năm 2025 như kỳ vọng mà còn thực sự là động lực quan trọng thúc đẩy hoàn thành nhiều mục tiêu tăng trưởng khác? Khách mời: ông Trần Minh Tuấn – Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và xã hội số, Bộ Thông tin và Truyền thông; ông Nguyễn Kim Hùng – Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME), kết nối Tiến sĩ Trần Quý – Viện trưởng Viện Phát triển Kinh tế số Việt Nam, tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Xây dựng chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới. - Nhìn lại nửa nhiệm kỳ Đại hội Đảng: Đà Nẵng hướng đến một thành phố đáng sống và đáng đến.
Đồng hành cùng đất nước, kinh tế tư nhân (gồm cả doanh nghiệp và hộ kinh doanh) đã phát triển không giới hạn quy mô, địa bàn, ngành nghề. Từ chỗ được xác định “là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế”, trở thành “thành phần có vai trò quan trọng và là động lực của nền kinh tế”, tiến tới “trở thành động lực quan trọng của kinh tế quốc dân”, kinh tế tư nhân hiện có quy mô 1/3 nền kinh tế, với nhiều thương hiệu mạnh ở nhiều lĩnh vực trọng yếu - khả năng cạnh tranh quốc tế lớn, văn hoá doanh nghiệp nổi bật, trách nhiệm xã hội cao. Tuy nhiên, trong nỗ lực trở thành “động lực quan trọng”, cộng đồng doanh nghiệp khu vực kinh tế này cũng bộc lộ nhiều bất cập, cần được hỗ trợ - thúc đẩy đổi mới sáng tạo mạnh mẽ hơn, để có thể phát huy hết khả năng, phát triển xứng tầm. Hãy cùng nhận diện vấn đề qua sự phân tích, bình luận của Tiến sĩ Tô Hoài Nam – Thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME); và Tiến sĩ Trần Toàn Thắng – Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Đồng hành cùng đất nước, kinh tế tư nhân (gồm cả doanh nghiệp và hộ kinh doanh) đã và đang phát triển không giới hạn quy mô, địa bàn, ngành nghề. Từ chỗ được xác định là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế, trở thành thành phần có vai trò quan trọng và là động lực của nền kinh tế; cộng đồng kinh tế tư nhân đang nỗ lực tiến tới trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế quốc dân như kỳ vọng-định hướng của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII, lần thứ XIII. Đâu là điều kiện cần để nỗ lực “triển khai Nghị quyết của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” trở thành hiện thực? Các chuyên gia, doanh nhân sẽ nhìn nhận thực tiễn và kiến nghị giải pháp cho vấn đề.
Từ Đại hội 12, Đảng ta đã đưa việc thường xuyên giáo dục rèn luyện phẩm chất đạo đức thành một nội dung quan trọng trong mục tiêu xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh về chính trị, tư tưởng tổ chức và đạo đức. Tại Đại hội Đảng lần thứ 13, Đảng ta tiếp tục khẳng định xây dựng đảng về đạo đức là một trong những nhiệm vụ. mục tiêu xây dựng đảng. Điều đó cho thấy vấn đề xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh là đạo đức là văn minh như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy là yêu cầu bức thiết đối với đảng hiện nay, đồng thời đó cũng là chủ trương nhằm khắc phục tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong một bộ phận không nhỏ, cán bộ đảng viên…Vạy làm thế nào để xây dựng đảng về đạo đức thực sự có hiệu quả?
Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng xác định tiếp tục đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược đó là đột phá về thể chế, nguồn nhân lực và hạ tầng, để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững. Vậy đột phá về thể chế trong Nghị quyết lần này có gì mói hơn so với các Đại hội trước và cần thực hiện đột phá này như thế nào để thực sự tạo ra thể chế đảm bảo cho sự phát triển triển nhanh và bền vững
“Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13 vừa kết thúc trong bối cảnh một năm đầy thử thách. Việt Nam đã bước đầu khống chế đại dịch, đưa kinh tế ổn định và tăng trưởng tích cực; đồng thời đặt ra chiến lược dài hạn rõ ràng cho sự phát triển của đất nước”. Đây là nhận định của Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Pranay Verma trong cuộc phỏng vấn với phóng viên Đài TNVN ngay sau khi Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13 vừa kết thúc, thể hiện sự quan tâm và đánh giá cao của chính phủ Ấn Độ đối với sự kiện chính trị quan trọng hàng đầu của Việt Nam.
Ngày 03/02/1930, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc triệu tập và chủ trì Hội nghị thành lập Đảng dẫn tới sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là một bước ngoặt lịch sử vĩ đại. Từ khi thành lập cho đến nay, Đảng luôn thể hiện rõ là một đảng cách mạng chân chính, hội tụ sức mạnh của dân tộc, của giai cấp, là đội tiên phong của giai cấp công nhân và của dân tộc Việt Nam. Những thành tựu to lớn của cách mạng Việt Nam suốt 91 năm qua đã minh chứng cho tầm vóc, bản lĩnh, trí tuệ của Đảng trên con đường lãnh đạo xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Nhìn lại những dấu son trong lịch sử để hướng đến tương lai, đây là nội dung của Chương trình Đảng trong cuộc sống với chủ đề: Từ Quốc dân Đại hội Tân Trào đến Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ 13 với sự tham gia của khách mời là PGS.TS Nguyễn Mạnh Hà, Nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng với phần trình bày của BTV Lê Tuyết.
Đang phát
Live