Với phương thức thi mới của năm 2020, kỳ thi THPT sẽ chủ yếu phục vụ mục đích xét tốt nghiệp, việc tuyển sinh đại học sẽ được giao cho các trường tự chủ. Sự thay đổi này vừa đặt ra thách thức lớn, đồng thời vừa là cơ hội để các trường đẩy mạnh tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong tuyển sinh, đào tạo. PGS TS Nguyễn Thu Thủy, Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT bàn luận về vấn đề này.
- Tuyển sinh Đại học 2020: Hạn chế tối đa xáo trộn.- Góc nhìn của các học giả quốc tế về vấn đề Biển Đông: “Hành động của Trung Quốc vi phạm nhiều điều khoản trong Công ước LHQ về Luật Biển 1982”.- Hồi ức đại thắng mùa xuân 1975: Chiến thắng của sự đồng lòng.
Tại phiên họp Thường trực Chính phủ về công tác phòng, chống COVID-19 diễn ra vào chiều 22/4 do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì, Bộ Giáo dục và đào tạo đã trình bày phương án tổ chức kỳ thi THPT 2020. Theo đó, vẫn tổ chức kỳ thi THPT nhưng chủ yếu để xét tốt nghiệp. Việc xét tuyển đại học sẽ trả về cho các trường đại học theo đúng tinh thần tự chủ tuyển sinh. Phương án này đưa ra khiến dư luận băn khoăn rằng sẽ quay lại cách thi cử phức tạp, tốn kém như nhiều năm, trước khi các trường đại học thi tuyển sinh riêng. Học sinh phải thi 2 lần - vẫn phải thi tốt nghiệp và vẫn thi đại học. Học sinh lớp 12 có bị thiệt thòi không khi đang học và ôn tập theo đề minh họa mà Bộ đã đưa ra trước đó? Để giải đáp những băn khoăn này, Biên tập viên Đài TNVN đã trao đổi với PGS-TS Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và đào tạo.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ, ngành Trung ương về phương án thi THPT năm 2020. Cuộc họp đã đưa ra phương án tổ chức “Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông” với mục tiêu chính là xét tốt nghiệp THPT nhằm đánh giá mặt bằng chất lượng học sinh phổ thông cả nước. Việc tuyển sinh đại học sẽ giao cho các trường tự chủ. Ngay sau khi phương án này được đưa ra đã nhận được nhiều phản ứng từ dư luận xã hội.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa đưa ra 2 kịch bản cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2020. Theo đó, nếu học sinh có thể đi học trở lại trước ngày 15-6, vẫn đủ thời gian chuẩn bị để học sinh lớp 12 bước vào kỳ thi theo kế hoạch đã điều chỉnh (từ 8 đến 11-8). Trong điều kiện, học sinh đi học lại sau ngày 15-6, Bộ sẽ trình Chính phủ, Quốc hội cân nhắc phương án thi phù hợp hơn, bao gồm cả việc không tổ chức kỳ thi này và địa phương thực hiện xét tốt nghiệp THPT. Tuy vậy, vẫn có nhiều ý kiến mong muốn giữ kỳ thi này để giảm xáo trộn cho học sinh khi tuyển sinh đại học. Ghi nhận của PV Minh Hường.
- Hướng dẫn giảm giá điện của Bộ Công thương: liệu có đến được với Doanh nghiệp và người dân khó khăn thực sự ?- Nhiều nước nới lỏng phong tỏa: Liệu có rủi ro?.- Đoàn kết – sức mạnh chiến thắng đại dịch Covid-19.- Mong muốn giữ kỳ thi THPT quốc gia để giảm xáo trộn khi tuyển sinh đại học.- "Hà Nội nghĩa tình" - Chương trình lan tỏa lối sống đẹp của thanh niên Hà Nội.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)