Kỳ họp lần thứ 10 của Đại hội đồng Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể với sự tham gia của 183 quốc gia thành viên và hơn 100 quan sát viên. Tại kỳ họp này, Đại hội đồng Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra ngày 11/6 ở Thủ đô Paris, Pháp, Việt Nam đã được các nước thành viên tín nhiệm cao bầu làm Phó Chủ tịch Đại hội đồng.
Chú trọng chuỗi liên kết, tối ưu hóa các lợi thế vùng Đồng bằng sông Hồng.- Livestream bán hàng: Thật, giả khó lường.- Gói thầu đầu tiên của Dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối hoàn thành kéo dây.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cạnh tranh gay gắt, cải thiện và thúc đẩy tăng năng suất lao động là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và của từng doanh nghiệp; là vấn đề sống còn đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, vì tăng năng suất lao động đồng nghĩa với phát triển nhanh, bền vững, thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình và rút ngắn khoảng cách với các quốc gia trong khu vực. Tham dự Diễn đàn "Nâng cao năng suất lao động Quốc gia năm 2024" do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức, nhấn mạnh tầm quan trọng của nâng cao năng suất lao động, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị tập trung thực hiện "3 đẩy mạnh, 3 tiên phong, 3 bứt phá" để góp phần thúc đẩy tăng năng suất lao động, tạo môi trường sinh thái tốt nhất cho người lao động phát huy tính sáng tạo, đổi mới, yêu nước, yêu nghề.
Khóa họp thứ 78 của Đại hội đồng Liên hợp quốc vừa nhất trí thông qua nghị quyết do Trung Quốc đề xuất, trong đó chỉ định lấy ngày 10/6 hằng năm là Ngày Quốc tế Đối thoại giữa các nền văn minh. Liên hợp quốc nhấn mạnh vai trò quan trọng của đối thoại giữa các nền văn minh trong việc duy trì hòa bình thế giới, thúc đẩy sự phát triển chung, nâng cao phúc lợi con người.
Livestream bán hàng tiền tỷ: Làm gì để quản lý hiệu quả?- Những điểm đảo xa của Tổ quốc: “Địa chỉ đỏ” hỗ trợ ngư dân vươn khơi trên Biển Đông.- Độc đáo vi khuẩn E.Coli dự báo kết quả Euro tại phòng thí nghiệm Đức.
Ngày 9/5/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 66 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 41 ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về phát huy vai trò đội ngũ doanh nhân trong tình hình mới. Cùng nhìn nhận những cơ hội và thách thức đối với cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân của nước ta và gợi mở một số giải pháp để thực hiện hiệu quả chương trình hành động của Chính phủ đối với công tác xây dựng đội ngũ doanh nhân trong tình hình hiện nay với khách của chương trình là Tiến sỹ Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam và Phó Giáo sư-Tiến sỹ Phan Chí Anh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế- Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tuy mới bước vào mùa mưa nhưng đã xảy ra nhiều cơn dông lốc gây thiệt hại nặng về nhà ở và vườn cây ăn trái tại các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre.
Tại khu rừng thiêng ở bản Khá, xã Sặp Vạt, huyện Yên Châu (Sơn La), sáng nay 8/6, đồng bào dân tộc Thái Yên Châu đã tổ chức Lễ hội Đông Sửa. Đây là nghi lễ truyền thống có ý nghĩa cầu mong sức khỏe, mong một năm mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu. Hoạt động này nằm trong khuôn khổ Ngày hội Xoài Yên Châu lần thứ V, năm 2024.
Hôm nay (8/6) bước sang ngày làm việc cuối cùng của đợt 1 kỳ họp thứ 7. Buổi sáng, Quốc hội thảo luận ở hội trường về đề nghị phê chuẩn văn kiện gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ailen. Tiếp đó, các đại biểu thảo luận ở tổ về Dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi). Một trong những nội dung được dư luận quan tâm là cần các quy định chặt chẽ hơn để khắc phục tình trạng mua bán người núp bóng hình thức nhận con nuôi hoặc đưa người đi xuất khẩu lao động.
Nâng cao năng suất lao động là nhiệm vụ quan trọng, vừa cấp bách, vừa mang tính chiến lược, dài hạn của cả hệ thống chính trị - là con đường ngắn nhất đưa nước ta bắt kịp các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới. Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định như vậy tại Diễn đàn “Nâng cao năng suất lao động Quốc gia năm 2024” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức mới đây. Trên thực tế, vai trò của năng suất lao động càng được khẳng định khi nền kinh tế thế giới đi vào khủng hoảng, nhiều nước phát triển đã định hướng cách thức phục hồi nền kinh tế nhanh nhất là thông qua phát triển công nghệ và cải tiến năng suất lao động. Tại nước ta thời gian qua năng suất lao động có sự tăng trưởng khá so với khu vực và thế giới nhưng vẫn ở mức rất thấp. Theo Ngân hàng Thế giới, năng suất lao động ở Việt Nam 2022 chỉ khoảng11% so với Singapore, 35% so với Malaysia, và đạt khoảng 64% so với Thái Lan. Vậy đâu là giải pháp rút ngắn sự chênh lệch này, để qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh quốc gia? Tiến sỹ Phạm Thu Lan, Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam sẽ cùng bàn luận vấn đề này.
Đang phát
Live