
5 ngày sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 128 quy định tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, một số tỉnh như: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Bình Dương không còn kiểm tra giấy xét nghiệm COVID-19, một số chốt kiểm soát dịch được dỡ bỏ tạo thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển hàng hoá. Tuy nhiên, nhiều địa phương vẫn chưa ban hành kế hoạch thực hiện một cách cụ thể khiến một số hoạt động sản xuất kinh doanh, đi lại vẫn còn khó khăn.
Trong tuần, chuyến thăm Đông Nam Á của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris khiến dư luận quốc tế đặc biệt quan tâm. Thông điệp nổi bật của chuyến thăm đó là khắc họa hình ảnh một nước Mỹ - đối tác tin cậy của ASEAN trong cuộc chiến chống COVID-19; một đối tác quan trọng của Đông nam Á với những cam kết lâu dài trong khu vực. Trong bối cảnh Afghanítan được nhìn nhận như một thất bại chiến lược, chuyến thăm của bà Kamala Harris đã chứng minh rằng Mỹ vẫn đang hiện diện và ảnh hưởng mạnh mẽ ở châu Á. Bình luận “Mảnh ghép hoàn chỉnh hoàn tất kế hoạch “xoay trục” 2.0 của Mỹ? của BTV Hồ Điệp:
Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris trở thành quan chức cấp cao nhất trong chính quyền Mỹ hiện tại có chuyến công du Singapore và Việt Nam ngay trong thời gian đầu nhiệm kỳ. Một trong những mục đích quan trọng trong chuyến đi của bà Harris tới Đông Nam Á lần này là tăng cường quan hệ với các đối tác, đồng thời cho thấy cam kết vững chắc của Mỹ đối với các nước trong khu vực. Ngoài chương trình trình nghị sự với nhiều nội dung và thông điệp quan trọng, sự xuất hiện của bà Kamala Harris cũng được hoan nghênh đặc biệt khi bà là nữ Phó Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ - người truyền cảm hứng cho hàng triệu phụ nữ Mỹ và trên khắp thế giới. Từ khi trở thành cấp phó của Tổng thống Mỹ Joe Biden, bà Harris nhận được nhiều ca ngợi vì đã phá bỏ nhiều rào cản trong suốt cuộc đời mình, ghi tên mình vào lịch sử của “Xứ cờ hoa”.
Khu vực Đông Nam Á đã thoát được tình trạng tồi tệ nhất khi đại dịch COVID-19 bùng phát hồi năm ngoái, nhưng trong những tuần gần đây khu vực này chứng kiến số ca tử vong cao nhất trên toàn cầu và số ca nhiễm mới tăng cao đẩy hệ thống y tế vào tình trạng quá tải. Thực trạng này khiến Liên đoàn Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (IFRC) kêu gọi tăng nguồn cung vắc xin ngừa COVID-19 cho khu vực để có thể giảm số ca nhiễm và số ca tử vong.
Cùng với nguồn vắc-xin đặt mua hoặc được tài trợ từ bên ngoài, một số quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan và Indonesia đang đẩy mạnh việc nghiên cứu, phát triển vắc-xin trong nước. Đây được xem là giải pháp mang lại nhiều lợi ích thiết thực trong bối cảnh nguồn cung vắc-xin vẫn còn hạn chế và dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
Mới đây, Bộ Y tế nêu tên nhiều tỉnh khu vực Đông Nam Bộ có tốc độ tiêm vaccine chậm là Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh. Bộ Y tế cảnh báo sẽ điều chuyển vaccine tới các tỉnh khác nếu không khắc phục được tình trạng này. Trước sự sốt ruột của người dân, lãnh đạo các địa phương đang tìm mọi cách đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine.
Trong tuần này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin, đã có chuyến thăm kéo dài 1 tuần tới các nước Đông Nam Á. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một quan chức cấp cao trong chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đến khu vực Đông Nam Á, với mục đích không chỉ mang ý nghĩa về việc củng cố các mối quan hệ song phương riêng rẽ, mà còn biểu trưng cho những cam kết lâu dài của Mỹ đối với Đông Nam Á và việc củng cố lợi ích của Mỹ tại khu vực.
Biến thể virus SARS CoV-2 mang tên Delta lần đầu được phát hiện tại Ấn Độ đang làm khuyên đảo cuộc chiến chống dịch Covid-19 của thế giới, trong đó bao gồm cả khu vực Đông Nam Á. Hiện các nước trong khu vực đang triển khai nhiều biện pháp đối phó được cho “cứng rắn nhất” từ trước đến nay để ngăn chặn đà lây lan của dịch bệnh.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ bắt đầu công du tới các nước Đông Nam Á, trong đó điểm dừng chân đầu tiên là Singapore. Đây là chuyến thăm khu vực đầu tiên của một quan chức cấp cao trong chính quyền Tổng thống Joe Biden. Chuyến đi này sẽ đánh dấu cam kết bền vững của Mỹ đối với khu vực, và lợi ích của Mỹ trong việc duy trì trật tự quốc tế dựa trên quy tắc tại khu vực và thúc đẩy tính trung tâm của ASEAN.
Công tác tổ chức đón công dân từ vùng dịch cần được kiểm soát như thế nào để dịch bệnh không lây lan rộng hơn ra cộng đồng?- Đắc Lắc đẩy mạnh chuyển đổi số trong các hoạt động kinh tế - xã hội để thích ứng với tình hình mới.- Nhiều ngân hàng giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.- Mô hình “shipper tình nguyện” hỗ trợ người dân trong khu vực bị phong tỏa ở Cần Thơ.- Những cam kết đối với khu vực Đông Nam Á trong chuyến công du của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ.- Ấn Độ chưa hết lao đao vì Covid-19 lại phải đối mặt với dịch nấm đen nguy hiểm.
Đang phát
Live