
Với tầm nhìn dài hạn và chiến lược đầu tư thông minh vào con người và giáo dục, Việt Nam có thể vươn lên vị trí dẫn đầu tại Đông Nam Á về phát triển Trí tuệ nhân tạo (AI). Đây là nhận định của các chuyên gia tại Tập đoàn dịch vụ tài chính JPMorgan có trụ sở tại New York, Mỹ.
Hôm nay, tại Hà Nội, Hội Tim mạch học Việt Nam và Viện Tim mạch Việt Nam chủ trì khai mạc Đại hội khoa học tim mạch Đông Nam Á lần thứ 27. Trước thực tế tại nước ta mỗi năm có hơn 200.000 người tử vong vì bệnh tim mạch, cao gần gấp đôi so với tử vong do bệnh ung thư, các chuyên gia nước ngoài khuyến nghị, Việt Nam cần có một bệnh viện chuyên ngành Tim mạch tuyến trung ương để làm đầu mối phát triển mạnh hơn nữa hệ thống khám chữa bệnh của chuyên ngành này.
Bệnh tim mạch đã trở thành nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới, mỗi năm cướp đi gần 20 triệu sinh mạng, chiếm 1/3 số trường hợp tử vong trên toàn cầu. Một thực tế đáng lo ngại nữa là, tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh tim mạch gia tăng nhanh chóng ở các nước có thu nhập thấp và trung bình thấp (chiếm 75% tổng số ca tử vong), trong đó có Việt Nam và các quốc gia khác thuộc khu vực Đông Nam Á (ASEAN). Trước thực tế này, Đại hội khoa học Tim mạch Đông Nam Á lần thứ 27 sẽ diễn ra tại Hà Nội từ ngày 2 đến 5/11 tới, với chủ đề: "Giao thoa tim mạch: Thách thức và Cơ hội"
Chiều 26/10, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tham dự Diễn đàn Bộ trưởng OECD - Đông Nam Á: Đầu tư bền vững và chất lượng - Động lực mới cho quan hệ đối tác OECD - Đông Nam Á. Phó Thủ tướng nhận định, Đông Nam Á đang là điểm sáng về phát triển kinh tế, là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, quá trình thu hút đầu tư xanh vào khu vực này còn gặp nhiều thách thức, đòi hỏi sự tăng cường hợp tác quốc tế, trong đó có Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD.
Sáng 26/10, Bộ Ngoại giao Việt Nam, Mạng lưới doanh nghiệp Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD, Liên đoàn thương mại và công nghiệp Việt Nam VCCI phối hợp tổ chức Toạ đàm doanh nghiệp và đối thoại mạng lưới doanh nghiệp OECD - Đông Nam Á. Các doanh nghiệp tham gia diễn đàn nhận định: Đầu tư công và tư nhân trong bối cảnh hiện nay cần đảm bảo cân bằng với các yếu tố môi trường, xã hội, thì phát triển mới bền vững.
Trong hai ngày 26 và 27/10 tới đây, tại Hà Nội sẽ diễn ra Diễn đàn Bộ trưởng của Tổ chức Hợp tác và phát triển (OECD) và ASEAN lần thứ hai và các hoạt động trong khuôn khổ Chương trình Đông Nam Á (SEARP) của OECD năm 2023 theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Đây là hoạt động quan trọng nhất của Chương trình SEARP trong năm 2023 nhằm thúc đẩy hợp tác giữa hai khu vực trong các lĩnh vực đầu tư, thương mại, thúc đẩy tăng trưởng xanh, chuyển đổi năng lượng, đồng thời là sự kiện chuẩn bị kỷ niệm 10 năm thành lập SEARP vào năm sau.
Tại Hội nghị trao đổi, hợp tác giữa các địa phương vùng Đông Nam Bộ quý III năm 2023 vừa diễn ra ở Bà Rịa – Vũng Tàu, lãnh đạo 6 tỉnh, thành vùng Đông Nam Bộ đã thống nhất kiến nghị Chính phủ, các Bộ, ngành nhiều nội dung quan trọng. Trong đó có kiến nghị cơ chế chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn cho các dự án hạ tầng, đầu tư của vùng kinh tế năng động nhất cả nước.
Tuy Đông Nam bộ vẫn là vùng kinh tế quan trọng nhất, lớn nhất cả nước nhưng vai trò, vị trí của vùng trong nền kinh tế đang suy giảm một cách toàn diện trên tất cả các mặt. Là đầu tàu kinh tế nhưng động cơ của nó đã lạc hậu, không còn phù hợp và đang yếu dần. Kết cấu hạ tầng vùng còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, thiếu tính kết nối và đồng bộ. Hệ thống giao thông quá tải, tắc nghẽn, ngập úng thì thường xuyên…Do đó để vùng này tiếp tục là đầu tàu của cả nước thì rất cần có các giải pháp để giải quyết điểm nghẽn về thể chế và hạ tầng. Phóng viên Hà Khánh có bài để cập nội dung này.
Tại Hội thảo khoa học “Cơ chế đặc thù phát triển vùng Đông Nam Bộ: Đề xuất cơ chế tài chính và đầu tư phát triển vùng” do Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM và Ngân hàng thế giới tại Việt Nam tổ chức sáng nay (6/10), các chuyên gia cho rằng, để phát triển vùng, trước mắt không cần nghiên cứu gì thêm mà áp dụng luôn một số điểm trong Nghị quyết 98 về thí điểm cơ chế chính sách đặc thù phát triển TP.HCM cho cả vùng. Ngân sách của địa phương này có thể đầu tư qua địa phương khác đối với các công trình hạ tầng đi qua địa phương đó.
Bộ Giao thông Vận tải Indonesia xác nhận tuyến Đường sắt cao tốc nối thủ đô Jakarta và Ban-đung (Bandung) thủ phủ của tỉnh Tây Java (KCJB), Indonesia sẽ đi vào hoạt động vào ngày 1 tháng 10 tới. Đây là tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên ở Indonesia và Đông Nam Á với tốc độ lên tới 350 km/ giờ.
Đang phát
Live