Chiều nay (17/3), tại Bình Phước, diễn ra Hội nghị kết nối giao thương và đầu tư giữa doanh nghiệp TP.HCM và doanh nghiệp các tỉnh Đông Nam bộ với sự tham gia của hơn 200 đại biểu là lãnh đạo chính quyền các địa phương và doanh nghiệp trong vùng.
Khơi thông điểm nghẽn để phát triển vùng Đông Nam Bộ.- Với gần 5.000 dự án, Nhật Bản đứng thứ hai trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.- Cựu chiến binh đi đầu trong phong trào phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo ở bản Mường Pia, huyện Mường La, tỉnh Sơn La.- Tình thế trên bán đảo Triều Tiên khi Mỹ và Hàn Quốc hôm nay bắt đầu tập trận quy mô lớn.
Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 7/10/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 kỳ vọng đưa vùng Đông Nam bộ giữ vai trò quan trọng trong liên kết phát triển với các vùng kinh tế khác, là trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ, giáo dục - đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, khoa học- công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số hàng đầu cả nước và khu vực Đông Nam Á. Theo các nhà khoa học, phát triển vùng Đông Nam bộ nhiều tiềm năng nhưng cũng nhiều thách thức. Để đạt được kỳ vọng đó, vùng này phải được từng bước khơi thông các điểm nghẽn về thể chế, kết nối, hạ tầng…
Trong khuôn khổ tham dự Diễn đàn Du lịch ASEAN 2023 tại thành phố Yogyarkata, đoàn Việt Nam tích cực đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá điểm đến Việt Nam hấp dẫn, mở cửa hoàn toàn, sẵn sàng chào đón khách du lịch quay trở lại, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp du lịch kết nối lại với các đối tác và thị trường, góp phần thúc đẩy phục hồi du lịch sau đại dịch COVID-19.
Với bề dầy truyền thống lịch sử văn hóa, xã Nâm Nung (huyện Krông Nô) được tỉnh Đắk Nông xác định là một điểm dừng chân trên tuyến du lịch “Trường ca của nước và lửa” thuộc Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông. Khi mở hướng làm du lịch cộng đồng, bà con dân tộc Mnông ở địa phương vừa có thể giữ gìn, phát huy văn hóa truyền thống, vừa có thêm thu nhập cải thiện cuộc sống.
Vùng Đông Nam Bộ cần cơ chế để tạo đột phá về hạ tầng giao thông, đưa vùng kinh tế trọng điểm này cất cánh.- Thực hư thông tin tp Hải Phòng ghi nhận tới 1.800 ca mắc covid 19 trong ngày hôm qua và biện pháp ứng phó với dịch bệnh của thành phố trong tình hình mới.- Dự án cấp nước tưới trị giá 73 tỷ đồng ở huyện Cư M’ga, tỉnh Đắc Lắc sau hơn 1 năm quyết toán vẫn chưa thể hoạt động vì vỡ đường ống tới 13 lần.- Một chuyến tàu chở hàng đã khởi hành từ Cảng đường sắt quốc tế Nam Ninh Trung Quốc về Việt Nam. Đây là chuyến tàu hàng đầu tiên của Trung Quốc xuất sang Việt Nam sau khi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực RCEP có hiệu lực.- Thủ tướng Su-đăng tuyên bố từ chức sau cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng ở quốc gia này.
Làm thế nào để ngăn chặn hành vi thông đồng thổi giá kit test COVID-19.- Những hành động đẹp của bộ đội miền Đông Nam bộ giúp dân giữa dịch bệnh COVID 19.
Trong tuần, khu vực Đông Nam Á chứng kiến các hoạt động ngoại giao tấp nập, cho thấy tầm quan trọng của khu vực trong địa chính trị toàn cầu. Lần đầu tiên nhóm 7 nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) mời ngoại trưởng các nước ASEAN tham dự Hội nghị cấp ngoại trưởng của nhóm. Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngay sau đó có chuyến thăm đến Indonesia và Malaysia nhằm thực hiện mục tiêu nâng cấp quan hệ với ASEAN lên mức “chưa từng có”. Các sự kiện ngoại giao này đều hướng tới mục đích chung là tăng cường kết nối với ASEAN, coi ASEAN là một cấu trúc trung tâm của khu vực. Tuy nhiên, lợi ích chiến lược của các bên mong muốn trong mối quan hệ này đặt ra những thuận lợi và thách thức cho khu vực.
Từ ngày 27/11-4/12, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách vấn đề Đông Á Daniel Kritenbrink có chuyến thăm loạt 4 nước Đông Nam Á gồm: Indonesia, Malaysia, Singapore và Thái Lan. Chuyến công du nhằm tái khẳng định cam kết của Mỹ cùng các nước trong khu vực hợp tác giải quyết những thách thức nghiêm trọng của khu vực và toàn cầu; đồng thời nhấn mạnh quan điểm ủng hộ trật tự toàn cầu dựa trên luật pháp tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Khu Kinh tế Đông Nam tỉnh Quảng Trị được Thủ tướng Chính phủ Quyết định thành lập năm 2015. Đến nay, Khu Kinh tế này thu hút hàng chục dự án đầu tư, trong đó, nhiều dự án đầu tư nước ngoài, nguồn vốn khủng, được kỳ vọng sẽ là động lực thúc đẩy phát kinh tế tỉnh nghèo Quảng Trị. Đáng tiếc, hàng loạt dự án khởi công rầm rộ, sau đó “trùm mền”, bỏ bê không thi công. Người dân trong vùng dự án bức xúc vì bị quy hoạch treo.
Đang phát
Live