VOV1 - "Cơ quan quản lý nhà nước cần thực hiện ngay một số biện pháp bình ổn thị trường, bình ổn giá, trọng tâm là kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý thị trường, quản lý giá, tránh việc lợi dụng tăng giá điện để tăng giá hàng hoá..."
Từ ngày 11/10/2024 giá điện đã được điều chỉnh tăng thêm khoảng 96,32 đồng/kWh, tương ứng tăng 4,8% so với giá bán lẻ điện áp dụng trước thời điểm này. Vì sao phải tăng giá điện trong bối cảnh tác động của bão số 3 và hoàn lưu bão gây mưa lũ dài ngày, ảnh hưởng lớn tới nhiều tỉnh khu vực miền Bắc và nền kinh tế cũng như đời sống xã hội nhìn chung còn nhiều khó khăn? Giá điện tăng rồi liệu có giảm? Và phải làm gì khi giá điện tăng? PV Nguyên Long có bài đề cập:
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự gặp mặt, chiêu đãi đại diện các nhà tài trợ, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam- Hơn một nửa doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh ở nước ta- 15 công ty Mỹ muốn đầu tư 8 tỷ USD nếu nước ta đảm bảo cung ứng năng lượng tái tạo- Bộ Công Thương đề xuất tiếp tục tăng giá điện trong năm nay- Đại đức Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng, tỉnh Quảng Ninh bị xử phạt 7 triệu rưỡi đồng vì vi phạm Luật Tín ngưỡng, tôn giáo- Tòa án Công lý Quốc tế yêu cầu Israel thực thi mọi biện pháp trong quyền hạn của nước này nhằm ngăn chặn các hành động diệt chủng tại Dải Gaza. Cộng đồng quốc tế đồng loạt hoan nghênh phán quyết này- Các nhà khoa học Trung Quốc có bước đột phá trong việc nghiên cứu thuốc điều trị ung thư Pac-li-ta-xel
Cần sự chung tay của tất cả các bên để ổn định thị trường trái phiếu doanh nghiệp.- Tăng giá bán lẻ điện 3% có tác động như thế nào tới chỉ số giá tiêu dùng CPI?
Giá bán lẻ điện bình quân chính thức tăng ở mức 3% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành từ hôm nay, 04/05/2023. Trước đó, để thực hiện việc tăng giá này ít tác động nhất tới người tiêu dùng điện, Chính phủ và Bộ Công Thương yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đẩy mạnh việc truyền thông về tiết kiệm điện trên toàn quốc. Cụ thể việc tăng giá bán lẻ điện bình quân 3% sẽ tác động như thế nào tới chỉ số giá tiêu dùng CPI và cơ quan quản lý nhà nước cần phải làm gì để tránh việc “té nước theo mưa” theo giá điện tăng? PV Nguyên Long phỏng vấn chuyên gia Nguyễn Tiến Thoả - Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý Giá, Bộ Tài chính về nội dung này:
Vào lúc 17h chiều nay (31/03/2023), Bộ Công Thương tổ chức họp báo công bố kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) năm 2021 và 2022. Theo đó, Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2021 và 2022 của EVN đều lỗ, trong đó năm 2021 lỗ 975,31 tỷ đồng; năm 2022 lỗ 36.294,15 tỷ đồng. Cụ thể về tính minh bạch của số lỗ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh điện của EVN ra sao? Và việc điều chỉnh giá bán lẻ điện sẽ được thực hiện như thế nào? (31/03/2023)
Ngày 03/02/2023 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành “Khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân” mới - với khung giá sàn và giá trần đều tăng so với Khung giá cũ. Cùng với đó, Bộ Công Thương cũng đã có văn bản chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khẩn trương hoàn thành các bản báo cáo tài chính liên quan, đồng thời xây dựng các phương án giá bán lẻ điện bình quân năm 2023 theo quy định tại Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân. Như vậy, lộ trình điều chỉnh tăng giá điện đã khá rõ ràng. Theo các chuyên gia, đây là thời điểm mà Chính phủ và các bộ ngành cần đánh giá kỹ các tác động của việc tăng giá điện đối với sản xuất và đời sống để quyết định mức tăng phù hợp. Và đâu là những việc cần làm ngay để chuẩn bị cho lộ trình tăng giá điện của Chính phủ trong thời gian tới?
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định (số 02/QĐ-TTg ngày 03/02/2023) về khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân. Đây là cơ sở để thực hiện việc điều hành giá điện trong thời gian tới. Theo đó, khung giá mới đã được điều chỉnh tăng - với mức giá sàn/tối thiểu tăng 220 đồng và giá trần/tối đa tăng 538 đồng/kWh (biên độ từ 13% - 28%) so với mức khung giá bán lẻ điện cũ. Vấn đề đặt ra là việc điều chỉnh giá điện trong thời gian tới sẽ được tính toán ra sao để đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, vừa phù hợp với sức chịu đựng của doanh nghiệp và người dân, vừa góp phần ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát? PV Nguyên Long phỏng vấn ông Nguyễn Tiến Thoả - Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính về vấn đề này:
Đang phát
Live