Công nghệ hiện đang hỗ trợ rất nhiều trong mọi ngành nghề đặc biệt ở lĩnh vực nông nghiệp. Chương trình hôm nay, chúng ta sẽ cùng trao đổi với doanh nhân Nguyễn Thị Thành Thực - Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ phần mềm AutoAgri - một người có nhiều năm kinh nghiệm thực tế về kinh doanh nông sản góp phần xây dựng và đưa thương hiệu nông sản Việt Nam ra thị trường quốc tế. Hiện tại, bà đã phát triển phần mềm Auto Agri, một giải pháp công nghệ thông minh giúp tối ưu hóa quá trình sản xuất nông nghiệp và mở ra những cơ hội đầy triển vọng cho nông dân Việt Nam. - Khách mời: Doanh nhân Nguyễn Thị Thành Thực - Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ phần mềm AutoAgri.
Thủ tướng Phạm Minh Chính về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44,45 và các Hội nghị cấp cao liên quan- Năm ASEAN 2025 với chủ đề “Bao trùm và Bền vững”, thể hiện khát vọng thịnh vượng chung, không để ai bị bỏ lại phía sau- Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình yêu cầu đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tháo gỡ điểm nghẽn trong giải ngân đầu tư công- Lần đầu tiên Tuyên Quang xuất khẩu sản phẩm nông sản ra thị trường quốc tế- Ngân hàng trung ương Hàn Quốc lần đầu tiên hạ lãi suất trong hơn 4 năm
Những ngày cuối tháng 9 vừa qua, lần đầu tiên Hội Nông dân tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Phiên chợ kết nối tiêu thụ sản phẩm, giới thiệu văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Ngãi với người dân ở thành phố Quảng Ngãi. Nông sản ở khu vực miền núi và các sản phẩm OCOP được người dân thành thị đón nhận là tín hiệu tích cực cho đầu ra của sản phẩm. Đây cũng là hoạt động ý nghĩa chào mừng Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10).
Ông Nguyễn Quốc Huy- Giám đốc HTX nấm Tam Đảo sẽ kể câu chuyện về sản phẩm Đông trùng hạ thảo được làm bởi nguyên liệu kén tằm của nghề trồng dâu nuôi tằm, một ngành truyền thống đang được khôi phục tại các vùng như Yên Bái, Lào Cai và Phú Thọ. Mặc dù sản phẩm có giá trị và tiềm năng rất lớn, tuy nhiên Hợp tác xã Nấm Tam Đảo vẫn đang gặp phải những thách thức lớn trong việc tìm đầu ra tiêu thụ, cả trong nước và quốc tế. - Khách mời: Jack Dũng - Chủ tịch Hệ sinh thái SALEPRO - Khách mời: Bà Bùi Thị Huệ - Hội đồng Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VSMEC) thuộc Hiệp hội khởi nghiệp Quốc gia (Vinen).
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào- Nông sản của Việt Nam đã có trên nhiều quầy kệ của siêu thị ở Châu Âu- Hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ Kamala Harris và Donald Trump hoàn thành cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên. Kinh tế là vấn đề được đề cập đầu tiên trong cuộc tranh luận này- Các phi hành gia tư nhân thực hiện chuyến đi bộ ngoài không gian đầu tiên từ tàu vũ trụ của công ty Space X- Mạng xã hội Face book thừa nhận thu thập dữ liệu của tất cả người sử dụng tại Autralia, trừ những người dưới 18 tuổi
Hội Lương thực Thực phẩm TP.HCM cho biết, hiện nay, nông sản của Việt Nam đã có nhiều trên các quầy kệ siêu thị ở Châu Âu. Điều này góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp TP.HCM trong 8 tháng của năm 2024 tăng hơn 21% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo số liệu của Bộ NN&PTNT, xuất khẩu nông sản 8 tháng qua đã lập kỳ tích khi đạt hơn 40 tỷ USD, tăng 18,6 % và tăng đều ở tất cả các mặt hàng nông lâm, thuỷ sản. Mới đây, Bộ NN-PTNT Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa chính thức ký kết 3 Nghị định thư quan trọng, mở đường cho việc xuất khẩu dừa tươi, sầu riêng đông lạnh và cá sấu sang thị trường Trung Quốc, mở ra cơ hội tăng kim ngạch xuất khẩu cho nông sản của nước ta thời gian tới. Những tháng cuối năm, các sản phẩm nông nghiệp có nhiều cơ hội lớn để bước vào chu kỳ tăng tốc xuất khẩu, sớm đạt mục tiêu xuất khẩu cả năm ở mức 55 tỷ USD. Làm sao để xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tiếp tục đạt, thậm chí vượt mục tiêu đề ra năm nay trong bối cảnh suy thoái kinh tế và thị trường đặt ra ngày càng nhiều rào cản về an toàn chất lượng và kiểm dịch thực vật?
Tái cơ cấu nông nghiệp: Cần đẩy mạnh liên kết trong sản xuất và tiêu thụ - Công nghệ chế biến nâng cao giá trị nông sản - Dịch lở mồm long móng gia súc bùng phát, Quảng trị khẩn trương tiêm vắc xin phòng dịch.
Vùng ĐBSCL là vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của cả nước, những ngành hàng lúa gạo, trái cây và thủy sản đã mang về giá xuất khẩu hàng tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy những ngành hàng thế mạnh của vùng ĐBSCL đang gặp những khó khăn, trở ngại về hạ tầng giao thông, vấn đề liên kết, chế biến, tiêu thụ nông sản chưa được quan tâm đúng mức đã làm giảm sức cạnh tranh của nông sản vùng ĐBSCL. Phóng viên Phạm Hải có bài viết đề cập vấn đề trên.
Những năm gần đây, sản phẩm nông sản Sơn La đã chiếm được sự tin dùng của khách hàng, không chỉ đáp ứng tiêu dùng trong nước mà nhiều mặt hàng còn chinh phục được các thị trường khó tính trên thế giới. Kết quả này là nhờ ngành nông nghiệp và người nông dân tỉnh Sơn La không ngừng thay đổi tư duy canh tác, tiến đến sản xuất nông nghiệp an toàn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Đang phát
Live