Tại huyện biên giới Sa Thầy, tỉnh Kon Tum, một cơ sở thu mua nông sản bị nhóm người lạ đưa xe tải đển chặn đường vào, khiến hoạt động giao thương ngưng trệ. Đây là hệ lụy từ việc nhiều trạm cân thu mua nông sản xây dựng trái phép ngang nhiên hoạt động, cạnh tranh không lành mạnh.
Tại thành phố Buôn Ma Thuột, Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm tăng cường vai trò phụ nữ trong một số chuỗi nông sản.
“Mỗi xã một sản phẩm”( gọi tắt là OCOP) là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng nội lực và phát triển gia tăng giá trị, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2018. Tại tỉnh Quảng Nam, sau hơn 5 năm triển khai, số lượng sản phẩm được công nhận OCOP cao nhất khu vực miền Trung và nằm trong nhóm dẫn đầu cả nước. Cùng với việc tập trung xây dựng, phát triển sản phẩm OCOP đạt chất lượng cao, tỉnh Quảng Nam đã tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ kết nối tiêu thụ, góp phần đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng.
Dù các kênh thương mại điện tử đã hỗ trợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi nhưng còn nhiều sản phẩm chưa tiếp cận được nền tảng kinh doanh này. Thiếu hiểu biết về công nghệ thông tin, quy trình bán hàng, marketing, xây dựng hình ảnh sản phẩm, cách thức chăm sóc khách hàng… là những trở ngại trong phát triển thương mại điện tử ở các vùng sâu, vùng xa hiện nay. Đây là những thông tin đáng chú ý được các chuyên gia thảo luận tại Toạ đàm Gia tăng kênh thương mại điện tử, tiêu thụ sản phẩm đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi do Tạp chí Công Thương thực hiện.
Để phục vụ nhu cầu kinh doanh, tiêu thụ các loại trái cây đặc sản của vùng Đồng Tháp Mười, huyện Tân Phước đã đầu tư xây dựng chợ Nông sản Bắc Đông.
Trái cây đặc sản ở miền núi tỉnh Khánh Hòa như sầu riêng, dừa xiêm... dễ dàng tiếp cận với thị trường trong nước và quốc tế thông qua ứng dụng chuyển đổi số.
VOV1- Chè là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta. Bên cạnh những kết quả đạt được thì hoạt động sản xuất và xuất khẩu chè của Việt Nam còn tồn tại nhiều hạn chế. Về cơ bản, sản xuất chè của Việt Nam vẫn là sản xuất nông hộ nhỏ, nguyên liệu búp chè tươi cung cấp cho chế biến chưa đồng đều do chưa tuân thủ qui trình kỹ thuật và từ các giống chè địa phương trồng bằng hạt có chất lượng thấp. Vậy cần làm gì để nâng cao năng suất, chất lượng cây chè? - Khách mời: Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng Lam - Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu phát triển chè, Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cấp tỉnh năm 2023, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Đắk Lắk tổ chức hội thảo Giải pháp tuyên truyền, vận động phụ nữ sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn, thực hiện “3 sạch”.
Thời gian qua việc đẩy mạnh hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho bà con đồng bào dân tộc miền núi được các địa phương đặc biệt chú trọng. Trong đó công tác xúc tiến thương mại có vai trò quan trọng tạo đòn bẩy, mở rộng thị trường đầu ra cho sản phẩm hàng hóa của các địa phương, đặc biệt là bà con vùng dân tộc, nhất là trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng.
Trong 9 tháng năm nay, dù giá trị xuất khẩu của một số mặt hàng nông sản chính giảm sâu nhưng nông, lâm, thuỷ sản vẫn đạt hơn 38 tỉ USD. Trong đó, rau quả tăng gần 72%; gạo tăng hơn 40%; hạt điều tăng 14,3%; cà phê tăng 1,9% và sản phẩm chăn nuôi ước tăng hơn 26%. Ngược lại nhóm thuỷ sản giảm 21,7%; lâm sản giảm hơn 20%. Thị trường xuất khẩu nông sản thời gian qua luôn có những biến động khó lường. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại cần nắm được xu thế của thị trường. Đồng thời linh hoạt thực hiện các giải pháp ứng phó với chính sách của các quốc gia nhập khẩu.Đây là vấn đề ông Nguyễn Tuấn Việt, Giám đốc Công ty TNHH Xúc tiến xuất khẩu VietGo - Một đơn vị có gần 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn, hỗ trợ xuất nhập khẩu, xúc tiến cơ hội giao thương xuất khẩu cho các doanh nghiệp Việt Nam trao đổi trong chương trình.
Đang phát
Live